Thực hiện hoạt động liên quan đến năng lực cửa khẩu theo yêu cầu của IHR, ngoài các hoạt động chung được thực hiện tại cửa khẩu, Việt Nam đã có những cải thiện nhất định qua các năm trong việc xây dựng các năng lực thường xuyên và năng lực đáp ứng tại cửa khẩu đáp ứng yêu cầu của IHR [25].
Đối với việc thực hiện các năng lực thường xuyên được thiết lập tại cửa khẩu: Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật và tài liệu kỹ thuật hỗ trợ cho thực hiện các yêu cầu IHR như các văn bản Luật (Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm) [25], các Nghị định của Chính phủ [25] và hệ thống các Thông tư hướng dẫn, các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế [25-27], các hiệp định về kiểm dịch y tế với các quốc gia nhằm tăng cường hợp tác an ninh y tế xuyên biên giới trong đáp ứng với bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng [25-27]. Tại các cửa khẩu đều có Ban Quản lý cửa khẩu chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động bao gồm đại diện cơ các quan an ninh, quản lý cảng vụ, hải quan, kiểm dịch y tếvà kiểm dịch động thực vật. Các nhân viên kiểm dịch y tế được tham gia các lớp tập huấn về quy trình chuyên môn để đảm bảo thực hiện đúng công tác kiểm dịch tại cửa khẩu.Kết quả đánh giácác năng lực thường xuyên sẵn có như: cơ sở vật chất, phòng cách ly tại cửa khẩu, chuẩn hóa trang thiết bị, đặc biệt nguồn nhân lực được đào tạo hiện vẫn còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng tối đa yêu cầu hoạt động trong hội nhập quốc tế và cần tiếp tục được đầu tư.
Về năng lực đáp ứng các sự kiện y tế công cộng theo yêu cầu của IHR: các Trung tâm KDYT quốc tế đã thực hiện kiểm tra, giám sát các đối tượng cần kiểm dịch y tế theo quy định như: người và phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu. Kết quả kiểm tra giám sát các đối tượng kiểm dịch này đều tăng theo các năm từ 2012 đến 2017 qua đó có thể
kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mang tác nhân gây bệnh để xử lý tránh lây lan [41].
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4320/QĐ-BYT ngày 27/10/2006 về việc thành lập Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR). Thường trực Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện IHR đặt tại Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện IHR có nhiệm vụgiúp Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ và cập nhật thông tin với Cơ quan đầu mối IHR của WHO và các quốc gia khác về tình hình dịch bệnh và các sự kiện YTCC gây quan ngại quốc tế, đồng thời tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế các biện pháp phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả với các Bộ, ngành liên quan, WHO và các tổ chức quốc tế khác. Trong đó, chú trọng tới việc chia sẻ, cập nhật thông tin, tăng cường trách nhiệm giám sát và báo cáo dịch bệnh và các sự kiện YTCC giữa các bộ, ngành, đơn vị liên quan.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, quốc gia đạt được năng lực cơ bản theo yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế khi kết quả đánh giá các năng lực đạt tối thiểu 75% các chỉ số “có hoạt động” [57]. Kết quả đánh giá hàng năm của Việt Nam về năng lực cửa khẩu đáp ứng yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế cho thấy tỉ lệ % các chỉ số đáp ứng về năng lực cửa khẩu của Việt Nam đã có các cải thiện theo từng năm. Năm 2014, Bộ Y tế đã chính thức thông báo Tổ chức Y tế thế giới Việt Nam đã đạt được các năng lực cơ bản theo yêu cầu của IHR. Riêng năm 2017, tỉ lệ % đáp ứng với yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế (68%) có thấp hơn so với năm 2016 (94%). Điều này được lý giải do vào tháng 11 năm 2016, Đoàn đánh giá độc lập gồm các chuyên gia quốc tế của WHO đã đến Việt Nam để tiến hành đánh giá độc lập việc thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Việt Nam (Joint External Evaluation ofViet Nam – JEE) [57] và đã áp dụng tiêu chí đánh giá chặt chẽ trong đó yêu cầu quốc gia cung cấp các bằng chứng cụ thể (các văn bản được phê duyệt, tài liệu lưu trữ, kết quả cụ thể được nghiệm thu…) để
chứng minh các năng lực quốc gia [25], theo đó có nhiều tài liệu chưa được cập nhật hoặc chưa được lưu trữ có hệ thống cần được cải thiện.