Hiệu quả thay đổi về kiến thức dịch bệnh do vi rút Ebola

Một phần của tài liệu LUẬN_ÁN_Đặng_Quang_Tấn (Trang 87 - 90)

3.2.2.1. Kiến thức về tác nhân gây bệnh và đường lây truyền bệnh

Bảng 3.24. Thay đổi kiến thức tác nhân và đường lây truyền bệnh do vi rút Ebola

Nhóm can thiệp Nhóm chứng

Nội dung TCT SCT CS TCT SCT CS HQCT

khảo sát (%) (%) HQ P(1) (%) (%) HQ P(2) Psct (1-2)

(n=55) (n=53) (%) (n=52) (n=54) (%)

Biết đúng về tác nhân gây bệnh

Tác nhân 78,1 94,3 20,7 p<0,05 80,8 87,0 7,7 p>0,5 13

Nhóm can thiệp Nhóm chứng

Nội dung TCT SCT CS TCT SCT CS HQCT

khảo sát (%) (%) HQ P(1) (%) (%) HQ P(2) Psct (1-2)

(n=55) (n=53) (%) (n=52) (n=54) (%)

Hiểu biết đúng về đường lây truyền Lây truyền

qua tiếp xúc 58,2 90,5 32,3 p<0,05 57,7 64,8 12,3 p>0,5 20

trực tiếp

TCT: trước can thiệp; CSHQ: chỉ số hiệu quả; SCT: sau can thiệp; HQCT: hiệu quả can thiệp

Bảng 3.24 chỉ ra thay đổi hiệu quả can thiệp (HQCT) về kiến thức tác nhân gây bệnh và đường lây truyền bệnh do vi rút Ebola. Kết quả cho thấy HQCT của nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm đối chứng: kiến thức về “Tác nhân do vi rút” (cao hơn 13) và kiến thức về “Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp” (tăng 20). Trong nhóm can thiệp, các CSHQ cũng tăng lần lượt là 20,7% trước can thiệp và 32,3% sau can thiệp (p<0,05).

3.2.2.2. Kiến thức về các triệu chứng của bệnh do vi rút Ebola

Bảng 3.25. Thay đổi kiến thức về các triệu chứng của bệnh do vi rút Ebola

Nội dung Nhóm can thiệp Nhóm chứng HQCT

TCT SCT CS TCT SCT CS

khảo sát (%) (%) HQ P(1) (%) (%) HQ P(2) Psct (1-2)

(n=55) (n=53) (%) (n=52) (n=54) (%)

Hiểu biết đúng về triệu chứng

Sốt, đau đầu, 73,6 81,1 7,5 p>0,5 73,0 83,1 10,1 p>0,5 (2,6)

đau cơ Xuất huyết,

chảy máu 58,1 79,2 36,3 p<0,05 57,7 72,2 25,1 p>0,5 11,2

cam

Trong nhóm can thiệp, CSHQ về kiến thức hiểu biết triệu chứng “Xuất huyết, chảy máu cam” của bệnh do vi rút Ebola tăng 36,3% (p<0,05); HQCT giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng là 11,2.

Đối với triệu chứng “sốt, đau đầu, đau cơ”: CSHQ của cả hai nhóm đều tăng tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê (p>0,5); HQCT của cả hai nhóm không có sự thay đổi khác biệt.

3.2.2.3. Kiến thức về tiêu chuẩn giám sát ca bệnh do vi rút Ebola

Bảng 3.26. Thay đổi kiến thức về tiêu chuẩn giám sát ca bệnh do vi rút Ebola

Nhóm can thiệp Nhóm chứng

Nội dung HQCT

TCT SCT CS TCT SCT CS

khảo sát (%) (%) HQ P(1) (%) (%) HQ P(2) Psct (1-2)

(n=55) (n=53) (%) (n=52) (n=54) (%)

Hiểu biết đúng về tiêu chuẩn giám sát ca bệnh:

Có tiền sử đi 70,9 90,6 27,8 p<0,05 73,1 81,5 11,5 p>0,5 16,3 đến vùng dịch Có tiền sử tiếp xúc ca 27,3 62,3 128,2 p<0,05 26,9 46,3 72,1 p>0,5 56,1 bệnh bất kỳ khi nào Hiểu biết đúng ít nhất 2 60,1 86,7 44,3 p<0,05 61,5 75,9 23,4 p>0,5 20.9 biện pháp phòng chống

TCT: trước can thiệp; CSHQ: chỉ số hiệu quả; SCT: sau can thiệp; HQCT: hiệu quả can thiệp

Bảng 3.26 cho thấy, trong nhóm can thiệp CSHQ của cán bộ KDYT có hiểu biết đúng về các tiêu chuẩn giám sát ca bệnh bao gồm: “Có tiền sử đi đến vùng dịch”, “Có tiền sử tiếp xúc ca bệnh bất kỳ khi nào” và “Hiểu biết đúng ít

nhất 2 biện pháp phòng chống” tăng lần lượt là: 27,8%; 128,2% và 44,3% (với p<0,05). So sánh với nhóm đối chứng, HQCT của nhóm can thiệp cao hơn lần lượt là 16,3; 56,1 và 20,9.

Một phần của tài liệu LUẬN_ÁN_Đặng_Quang_Tấn (Trang 87 - 90)