Hiệu quả thay đổi về thực hành phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola

Một phần của tài liệu LUẬN_ÁN_Đặng_Quang_Tấn (Trang 114 - 116)

Sự thay đổi về thái độ của cán bộ KDYT về dịch bệnh do vi rút Ebola được cải thiện rõ rệt sau can thiệp ở nhóm các Trung tâm KDYT quốc tế được can thiệp, cụ thể gồm các chỉ số: thái độ về sự nguy hiểm của dịch bệnh Ebola, mức độ lây lan dịch bệnh, sự cần thiết phải giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu. Sự cải thiện tăng lên về các chỉ số này so sánh tại thời điểm trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,05), trong khi nhóm chứng sự cải thiện không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hiệu quả can thiệp (HQCT) giữa 2 nhóm tăng cao nhất đối với chỉ số thái độ về sự nguy hiểm của dịch bệnh Ebola (HQCT = 31,7%) có thể được lý giải do sau khi được tập huấn, các cán bộ KDYT có đầy đủ hơn các thông tin về tác nhân gây bệnh, tốc độ lây lan, tỷ lệ tử vong cao qua đó cho thấy rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.

Chỉ số thái độ về cần thiết có phối hợp liên ngành tại cửa khẩu trong phòng chống Ebola đều cho thấy tăng hơn ở cả 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng tại các thời điểm trước và sau can thiệp, tuy vậy sự thay đổi này đều không có ý nghĩa thống kê (cả 2 nhóm đều có p>0,005). Trên thực tế, tại cửa khẩu đều có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa 5 cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu, đặc biệt là tại các cửa khẩu quốc tế lớn. Chính vì vậy sự cải thiện về chỉ số này không thực sự rõ rệt trên nền tảng tại các cửa khẩu đã có phối hợp liên ngành hiệu quả.

4.2.4. Hiệu quả thay đổi về thực hành phòng chống dịch bệnh do vi rútEbola Ebola

Thực hành phòng chống dịch bệnh Ebola của nhóm các Trung tâm KDYT quốc tế được can thiệp có thay đổi cải thiện rõ rệt ở tất cả các chỉ số

khảo sát. Sự thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong số các thay đổi hành vi rõ rệt nhất phải kể đến là sử dụng đúng sơ đồ giám sát sàng lọc hành khách nghi ngờ lây nhiễm Ebola tại cửa khẩu với hiệu quả can thiệp là 60,7%. Việc áp dụng đúng quy trình KDYT tại cửa khẩu cũng được cải thiện sau can thiệp với HQCT là 12,9%. Từ những hiểu biết đúng về dịch bệnh, sự nguy hiểm dịch bệnh cũng như áp dụng đúng các quy trình giám sát tại cửa khẩu, cán bộ KDYT sẽ áp dụng đúng các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả như: thực hiện áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân (rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, sử dụng quần áo bảo hộ khi điều tra ca nghi ngờ...).

4.2.5. Tính phù hợp và khả thi của các hoạt động can thiệp

Kết quả nghiên cứu về tính phù hợp và khả thi của hoạt động tập huấn cho cán bộ KDYT cho thấy trên 81,1% số người được hỏi có phản hồi tích cực đối với các hoạt động can thiệp. Các nội dung tập huấn phù hợp và thiết thực cho công tác KDYT tại cửa khẩu (chiếm 92,5% câu trả lời) do đây là những kiến thức cơ bản, các kỹ năng cần thiết mà hàng ngày các cán bộ KDYT phải sử dụng và vận dụng trong công việc của họ. Hơn nữa, nhiều cán bộ KDYT cho rằng bệnh Ebola ở tận châu Phi xa với Việt Nam nên nghĩ rằng khả năng lây lan là hạn chế, tuy vậy sau khi được tập huấn, cung cấp các thông tin về dịch bệnh, quan điểm về phòng chống dịch bệnh đã thay đổi, cần chủ động và tích cực hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Khi được hỏi về lợi ích của hoạt động can thiệp, ngoài việc nâng cao kiến thức cho bản thân, có tới 86,8% cán bộ KDYT cho rằng tập huấn đã giúp nắm vững hơn được các quy trình kiểm dịch y tế tại cửa khẩu, trong đó có quy trình sàng lọc người nghi ngờ lây nhiễm Ebola, giúp đảm bảo an toàn hơn cho chính bản thân kiểm dịch viên và các hành khách đi cùng. Ngoài ra, các

nội dung tập huấn bao gồm cả thực hành sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân không quá phức tạp để dễ thực hiện.

Một phần của tài liệu LUẬN_ÁN_Đặng_Quang_Tấn (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w