Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và chuyên môn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định (Trang 108)

7. Kết cấu luận văn

3.2.8.Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và chuyên môn

Đối với NNL trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý tại Tổng công ty, việc nâng cao trí lực NNL tập trung thông qua hoạt động đào tạo và tuyển dụng với mục tiêu cụ thể là nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng

nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên. Để đạt đƣợc mục tiêu này, theo tác giả Ban lãnh đạo Tổng công ty cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Liên ết đào tạo giữa Tổng công ty với các trường, các trung tâm đào tạo:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có nhiều trƣờng và trung tâm đào tạo về may mặc nhƣ: Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex... nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời học và đào tạo các chuyên ngành hẹp theo các bậc học. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê trong nhiều năm kết hợp với phỏng vấn

NLĐ tại Tổng công ty cho thấy, mặc dù NNL đƣợc tuyển dụng vào Tổng công ty có trình độ từ trung cấp trở lên, đƣợc đào tạo chuyên môn về ngành may mặc nhƣng chƣa thể đáp ứng ngay đƣợc yêu cầu công việc. Do đó, sau khi tuyển dụng, Tổng công ty thƣờng phải tổ chức việc đạo tạo lại bộ phận NNL này cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Điều này tạo ra những ảnh hƣởng nhất định tới hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để giải quyết những vấn đề tồn tại trên, cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu về nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn... của NLĐ trong Tổng công ty, nhất thiết cần có sự liên kết đào tạo giữa Tổng công ty với các trƣờng, các trung tâm đào tạo nghề may mặc. Liên kết đào tạo có thể diễn ra theo các hình thức sau:

- Thực hành, thực tập: Đây là hình thức liên kết thƣờng xuyên giữa nhà trƣờng, các trung tâm đào tạo và Tổng công ty nhằm thực hiện qui trình đào tạo. Sau khi đƣợc học lý thuyết sẽ đƣợc thực hành và thực tập tại Tổng công ty.

- Tuyển dụng sau đào tạo: Với hình thức liên kết này, học viên sau khi tốt nghiệp đƣợc nhà trƣờng giới thiệu làm việc tại Tổng công ty.

- Tuyển dụng trƣớc, đào tạo sau: Tổng công ty tuyển dụng lao động và gửi cho nhà trƣờng, trung tâm đào tạo liên kết đào tạo theo yêu cầu.

- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng tập trung tại Tổng công ty: Tổ chức cập nhật, bồi dƣỡng tay nghề, kiến thức cho NNL và mời nhà trƣờng đến truyền đạt, giảng dạy cho NLĐ.

- Xây dựng, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo: Nhà trƣờng giới thiệu qui trình, mục tiêu đào tạo, Tổng công ty góp ý điều chỉnh bổ sung theo yêu cầu cung ứng lao động) và Tổng công ty (ngƣời sử dụng lao động).

- Hỗ trợ đào tạo: Tổng công ty có những hình thức hỗ trợ đào tạo nhƣ hỗ trợ cơ sở vật chất, tham quan nơi sản xuất, báo cáo chuyên đề, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên…

Xây dựng đội ngũ hướng dẫn nghề tại Tổng công ty đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp nhất định:

Ngay cả khi đã có sự đa dạng hóa hình thức liên kết đào tạo giữa Tổng công ty với các trƣờng, các trung tâm đào tạo thì việc xây dựng đội ngũ hƣớng dẫn nghề tại Tổng công ty đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp vẫn là điều hết sức cần thiết. Bởi nguồn tuyển dụng LĐPT, sơ cấp, chƣa qua đào tạo vẫn chiếm một tỷ lệ nhật định trong cơ cấu tuyển dụng của Tổng công ty. Do vậy, sau khi tuyển dụng, để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc thì NNL này bắt buộc phải trải qua quá trình đào tạo hoặc đào tạo lại tại Tổng công ty. Đây chính là cơ sở khách quan để Ban lãnh đạo Tổng công ty có kế hoạch xây dựng một đội ngũ hƣớng dẫn nghề tại Tổng công ty đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp. Đội ngũ hƣớng dẫn nghề này vừa tham gia vào hoạt động sản xuất với vai trò là các kỹ thuật sản xuất, vừa tham gia vào quá trình đào tạo và hƣớng dẫn kỹ năng nghề. Để thực hiện giải pháp này, Ban lãnh đạo Tổng công ty cần:

(1) Quy hoạch và phát triển đội ngũ hƣớng dẫn nghề trong doanh nghiệp đủ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Đặc biệt là trong bối cảnh hoạt động đào tạo và đào tạo lại NNL tại Tổng công ty theo các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết.

(2) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chuyên môn và kỹ năng đối với đội ngũ hƣớng dẫn nghề trong Tổng công ty. Các tiêu chuẩn này phải tiệm cận với trình độ của các nƣớc có ngành may mặc phát triển nhƣ: Đài Loan, Hàn Quốc,...

(3) Hỗ trợ kinh phí, cắt cử đội ngũ hƣớng dẫn nghề tham gia các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do các trƣờng đại học, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức. Thƣờng xuyên tổ chức cho đội ngũ hƣớng dẫn nghề tham gia vào các hoạt động tham quan, giao lƣu học hỏi các phƣơng pháp sản xuất mới, công nghệ mới… thông qua các bạn hàng trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt là các bạn hàng đến từ các quốc gia có ngành may mặc phát triển. Có nhƣ vậy, trình độ chuyên môn của đội ngũ hƣớng dẫn nghề trong Tổng công ty mới đƣợc nâng cao, đạt tới trình độ quốc tế. Tạo ra lực

đẩy cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của toàn bộ NNL trong Tổng công ty.

3.2.9. Đầu tư kinh phí cho hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đầu tƣ kinh phí cho hoạt động nâng cao CLNNL thông qua tỷ lệ trích lập vào quỹ đào tạo phát triển NNL ổn định hàng năm. Ngân sách đào tạo đƣợc trích từ chi phí phân bổ cho các hoạt động kinh doanh và bằng khoảng 1,5% doanh thu hàng năm của Tổng công ty.

Nguyên tắc xây dựng ngân sách: Ngân sách đào tạo đƣợc xây dựng theo năm tài chính: Từ 1/1 đến 31/12 hàng năm, căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng để nâng cao CLNNL từ các phòng ban, phù hợp với định hƣớng phát triển của Tổng công ty. Vào tháng 11 hàng năm, các phòng ban cùng phòng hành chính phải tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng và dự trù kinh phí cho năm tiếp theo.

Đầu tƣ về chi phí đào tạo và cơ sở vật chất: Cần phải đầu tƣ thêm cho chi phí đào tạo để bình quân đạt đủ 1.5 triệu/ngƣời/năm. Tăng kinh phí còn để nâng cấp các máy móc, thiết bị đã cũ và mua tài liệu kĩ thuật , giáo trình đào tạo công nhân kĩ thuật vận hành các máy móc thiết bị hiện đại mới đầu tƣ.

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 tác giả đã nêu lên mục tiêu, phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định. Từ thực tiễn nguồn nhân lực, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính trong sự nghiệp CNH-HĐH và yêu cầu ngày càng cao của ngành dệt may, việc nâng cao CLNNL là một trong những vấn đề rất quan trọng. Từ những thực trạng đã phân tích tại chƣơng 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng NNL tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định.

Các giải pháp tác giả đƣa ra tập trung vào các nhóm giải pháp về: Nâng cao chất lƣợng hoạt động tuyển dụng; Nâng cao chất lƣợng hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn động; Nâng cao chất lƣợng hoạt động sắp xếp, bố trí lao động; Nâng cao hiệu quả các chính sách lƣơng, thƣởng, phúc lợi; Xây dựng văn hóa Tổng công ty. Các giải pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau,khôngtách rời nhau tạo thành một hệ thống giải pháp không thể cắt rời.

Nâng cao CLNNL tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định là một vấn đề lớn, việc thực hiện phải có thời gian và kế hoạch, chủ trƣơng và sự phối hợp của các phòng ban trong Tổng công ty. Do vậy, để thực hiện đƣợc các giải pháp trên, tác giả mạnh dạn đƣa ra một số đề xuất, khuyến nghị đối với Tổng công ty. Những khuyến nghị, đề xuất này có thể là căn cứ để hiện thực hóa các giải pháp đã nêu, góp phần nâng cao CLNNL tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong tình hình mới, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định cũng đang từng bƣớc thay đổi, nâng cao NNL cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng nhƣ đòi hỏi của ngành dệt may. Vì vậy phải có những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất.

Nâng cao CLNNL để đội ngũ cán bộ quản lý, NLĐ vừa có trình độ chuyên môn giỏi tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt.

Nâng cao CLNNL không phải chỉ là nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ mà cần nâng cao cả thể lực, trí lực và tâm lực của NLĐ.

Luận văn “Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định” tác giả muốn phần nào tìm ra các giải pháp để nâng cao CLNNL tại Tổng công ty. Luận văn gồm 3 chƣơng đƣợc trình bày ở trên đã thể hiện một số vấn đề cơ bản sau:

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, tổng hợp, xây dựng phần lý thuyết về NNL và CLNNL trong doanh nghiệp và kinh nghiệm về nâng cao CLNNL trong doanh nghiệp của một số công ty có thể học tập.

Nêu và phân tích đƣợc thực trạng chất lƣợng đội ngũ lao động tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định từ đó đánh giá đƣợc các hoạt động nâng cao CLNNL của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.

Từ những định hƣớng và mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định luận văn nêu ra các giải pháp để nâng cao CLNNL từ nay đến năm 2025 với việc tiếp tục phát huy NNL hiện có, đảm bảo nhu cầu về chất lƣợng và số lƣợng NNL của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định.

2. Khuyến nghị

Một số khuyến nghị đối với đối với các cơ quan có liên quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Để nâng cao CLNNL trong các doanh nghiệp may mặc thì sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp là chƣa đủ mà cần có sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nƣớc, của cả hệ thống giáo dục, đào tạo và Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả mạnh dạn đƣa ra một số khuyến nghị sau:

(1) Chính phủ cần có chiến lƣợc đầu tƣ thỏa đáng cho ngành Dệt may nhằm đón bắt các cơ hội do CPTPP mang lại. Qua đó định hình lại chuỗi giá trị cho ngành Dệt may Việt Nam.

(2) Tổng cục dạy nghề phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam thống nhất chƣơng trình đạo tạo, chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, cao đẳng nghề may. Chƣơng trình phải đảm bảo bám sát với yêu cầu thực tế trong các doanh nghiệp hiện nay và phù hợp với sự phát triển của ngành dệt may thế giới. Đây là cơ sở để để các trƣờng, các trung tâm đào tạo có thể đào tạo ra NNL đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội.

(3) Các Sở, Ban, Ngành ở địa phƣơng nhƣ: Sở Công thƣơng, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội… phải trở thành cầu nối trong hoạt động liên kết đào tạo, tuyển dụng NNL giữa doanh nghiệp với các trƣờng, các Trung tâm đạo tạo nghề. Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với ngƣời học khi đăng ký các ngành đào tạo đang có nhu cầu lớn về nhân lực nhƣ ngành Dệt may.

(4) Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách đối với NLĐ của các doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

(5)Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần xây dựng cơ chế tổ chức, hoạt động để tổ chức Công đoàn thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho NLĐ.

(6) Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội sớm ban hành văn bản quy định về định mức suất ăn tối thiểu đối với NLĐ làm việc trong doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc định mức suất ăn và là cơ sở để NLĐ, tổ chức Công đoàn, cơ quan chức năng giám sát chất lƣợng suất ăn của NLĐ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013, Quy định về Hướng dẫn khám sức khỏe tại các cơ sở Y tế.

2. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15/08/1997, Quyết định về việc Ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động.

3. Trần Huy Bình (2013), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp dệt may Nam Định”, Tạp chí Tài chính (7).

4. Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2013),“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), “Giáo trình Quản trị nhân lực”, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Trần Kim Dung (2003), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực tập 1,2, Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

9. Đoàn Văn Khải (2005), “Nguồn lực con người trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, Hà Nội.

10. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản (786).

11. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và Phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội.

12. Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội ban hành Luật cán bộ, công chức.

13. Nguyễn Ngọc Quân (2009), Giáo trình Tổ chức quản lý nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

14. Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2004), Giáo trình Quản trị tổ chức, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Bích Thu (2007), “Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đến sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (6).

16. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Tấn Thịnh (2003), Giáo trình Quản lý nhân lực trong tổ chức, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

18. Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định (2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

19. Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định (2019), Báo cáo tuyển dụng nhân sự.

20. Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định (2019), Báo cáo sức khỏe cán bộ công nhân viên toàn Công ty.

21. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO (1999), Tiêu chuẩn số 8402-86 về Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa.

22. Tổ chức y tế thế giới (1946), Định nghĩa về sức khỏe của WHO, Hội nghị Y tế Quốc tế, New York.

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN

Để giúp Ban lãnh đạo đánh giá chính xác về CLNNL và xây dựng kế hoạch nâng cao CLNNL trong Tổng công ty. Kính mong các anh (chị) nhiệt tình giúp đỡ bằng cách điền đầy đủ thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây một cách trung thực và khách quan nhất.

Mọi thông tin mà anh (chị) cung cấp chỉ sử dụng cho một mục đính duy nhất là nghiên cứu và sẽ hoàn toàn giữ bí mật.

Với những câu hỏi, anh (chị) vui lòng tích dấu X vào 1 trong các phương án phù hợp với ý kiến của bản thân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định (Trang 108)