Khái quát về hình hình giáo dục trung học cơ sở của huyện Điện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 50 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về hình hình giáo dục trung học cơ sở của huyện Điện

2.1. Khái quát về hình hình giáo dục trung học cơ sở của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tỉnh Điện Biên

Điện Biên là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía tây - nam tỉnh Điện Biên, có đường biên giới giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, dài 171,202 km; Phía Bắc giáp với huyện Mường Chà và huyện Mường Ảng, phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên và huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; phía Nam giáp huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Pha Bang; phía Tây giáp huyện Mường Mày, tỉnh Phông Sa Ly - nước CHDCND Lào; với 2 cửa khẩu (Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và Cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc) và nhiều đường tiểu ngạch sang Lào. Huyện có diện tích tự nhiên 139.578,84 ha, với 171,202 km đường biên giới Quốc gia tiếp giáp với 02 tỉnh Bắc Lào, 61 mốc quốc giới, có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang; cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc; dân số trên 100 nghìn người, gồm 07 dân tộc sinh sống (dân tộc Thái 52,89%, dân tộc Kinh 27,03%, dân tộc Mông 9,96%, dân tộc Khơ Mú 5,58%, dân tộc Lào 2,84%, còn lại là các dân tộc khác); với 21 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó 15 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã biên giới).

Huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; các nguồn lực tiếp tục được khai thác, phát huy giá trị tạo động lực cho phát triển; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện có những bước phát triển vững chắc. Quy mô trường lớp và học sinh

39

tăng, và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bổ sung về số lượng, đảm bảo chất lượng, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm; các mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)