Biện pháp 2: Xây dựng kếhoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá kết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 91 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kếhoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá kết

học tập của học sinh cho giáo viên đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn các trường THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm hoạch định được nội dung, mục tiêu,giải pháp để thực hiện việc quản lí, chỉ đạo, điều hành công tác bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả giáo dục cho đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Điện Biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục một cách hiệu quả nhất.

Dựa trên các văn bản pháp quy và các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng của ngành, phát huy ý chí, trí tuệ của đội ngũ CBQL và giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng vừa có tính bao quát, toàn diện, vừa có tính cụ thể, sát thực, từ đó huy động được tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu. Nội dung của bản kế hoạch thể hiện được nội dung công tác bồi dưỡng, thời gian thực hiện và sự phân công, phân nhiệm cá nhân và tập thể phù hợp.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào đội ngũ giáo viên, thực tiễn về cơ sở vật chất của nhà trường, từ đó xác định nhu cầu bồi dưỡng và hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên trường mình.

80

Kế hoạch bồi dưỡng phải được thực hiện theo các các bước với các nội dung cơ bản: phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng; xác định mục tiêu bồi dưỡng; xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Từ các nội dung, xác định được các công việc cơ bản và xác định thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng, xác định và huy động được các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp. *) Đối với hiệu trưởng:

Trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên theo các bước sau:

+ Bước 1: Phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng.

+ Bước 2: Xác định mục tiêu bồi dưỡng

+ Bước 3: Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng:

+ Bước 4: Xác định các công việc cơ bản và thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng

+ Bước 5: Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng - Xác định nhu cầu bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả giáo

dục cho đội ngũ giáo viên trường THCS

Xét trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay để xác định nhu cầu bồi dưỡng. Trong số các năng lực sư phạm cần đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THCS, ưu tiên những năng lực về đánh giá kết quả học tập và những năng lực mang tính đặc thù vùng miền đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các thông tin về kết quả học tập của học sinh người dân tộc thiểu số, các điều kiện và môi trường dạy học, giáo dục trong các trường THCS, điều

81

kiện kinh tế - xã hội và mức độ phát triển giáo dục ở địa phương là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cần phải được quan tâm trong đánh giá nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập.

Xác định nhu cầu bằng hình thức phổ biến và hiệu quả là khảo sát bằng phiếu về nhu cầu chuyên môn. Ngoài ra, xác định nhu cầu thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo, tự đánh giá của mỗi cá nhân, ...

- Xác định mục tiêu bồi dưỡng

Để xác định mục tiêu bồi dưỡng cần phải tiến hành phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng. Việc xây dựng mục tiêu phải cụ thể, định lượng hóa mức độ đạt được, cụ thể hóa bằng các tiêu chí cho từng hoạt động.

Nhận định tính khả thi của mục tiêu và tiêu chí của kế hoạch bồi dưỡng cần xem xét các vấn đề sau: Có sự nhất trí cao giữa các lực lượng liên quan đến việc lập kế hoạch bồi dưỡng không? Có khả năng đạt được các mục tiêu và tiêu chí này không? Có thể thực hiện một tập hợp hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu và tiêu chí này không? Có thể huy động được các nguồn lực cần thiết để triển khai hoạt dộng bồi dưỡng không? Có thể đo lường được các tiêu chí để xác định mức độ đạt được các tiêu chí không? Khi xác định mục tiêu cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và cần chú ý đến kết quả cuối cùng cần đạt. Mục tiêu cần phải cụ thể, đo được, có thể đạt được và định hướng thời gian hoàn thành.

- Xác định nội dung chương trình bồi dưỡng

Dựa trên những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định các nội dung bồi dưỡng cụ thể theo từng lĩnh vực, từng môn học, đối tượng bồi dưỡng. Nội dung bám sát khung năng lực đánh giá đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nhu cầu và đối tượng bồi dưỡng, đảm bảo tính liên thông, tích hợp, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới, vận dụng được vào thực tế dạy học, có tính đặc thù môn học và tính đặc thù địa phương.

82

- Xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng

+ Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng để xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp, chú trọng đến việc đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và tăng cường đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên.

+ Về hình thức bồi dưỡng: Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng: tập trung, trực tuyến, thông qua nghiên cứu bài học, bồi dưỡng trực tuyến kết hợp với trực tiếp, bồi dưỡng thông qua tư vấn mạng lưới chuyên môn, tự bồi dưỡng.

+ Về phương pháp bồi dưỡng: Lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực và kỹ thuật dạy học tích cực, kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng.

+ Về kiểm tra đánh giá: Xác định nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình, thời điểm kiểm tra, tiêu chuẩn/ tiêu chí kiểm tra và xác định lực lượng đánh giá phù hợp và hiệu quả.

- Xác định các công việc tương ứng với các mục tiêu

Tiến hành xác định những công việc và sắp xếp thứ tự các công việc theo một trình tự nhất định để thực hiện hiệu quả các giải pháp đề ra, liệt kê nội dung công việc, thời gian và địa điểm thực hiện. Từ đó trên vai trò và chức năng của tổ chức, bộ phận hay cá nhân phân công nhiệm vụ, huy động nguồn lực, kinh phí cần thiết để đạt được hiệu quả bồi dưỡng cao.

- Giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Theo dõi và cập nhật việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, liên tục rà soát và điều chỉnh kế hoạch cho phù họp với thực tiễn bồi dưỡng đang diễn ra và điều chỉnh những tồn tại, nhược điểm. Kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho việc quyết định việc lập kế hoạch cho những lần bồi dưỡng sau.

*) Đối với tổ chuyên môn:

Căn cứ vào kế hoạch của hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng hằng năm của tổ chuyên môn. Bổ sung những nội dung còn thiếu và các điều kiện đảm bảo tính khả thi của kế hoạch.

83

Tổ chuyên môn điều hành tổ thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của các thành viên trong tổ, từ đó xác định được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện của cá nhân và tổ chuyên môn cần tháo gỡ phù hợp với điều kiện thực tế của tổ.

Đầu năm học, tổ chức duyệt kế hoạch cá nhân của giáo viên chú ý nội dung và biện pháp tự bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

*) Đối với giáo viên:

Căn cứ vào kế hoạch của hiệu trưởng, tổ chuyên môn xác định những năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh còn hạn chế của bản thân từ đó lập kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- CBQL và giáo viên nhận thức rõ đánh giá và tự đánh giá nhu cầu bồi dưỡng là công việc hết sức quan trọng và cần thiết để có sự phối hợp, hợp tác trong đánh giá nhằm xác định đúng thực trạng nhu cầu bồi dưỡng.

- Việc đánh giá bằng phiếu hỏi, thiết kế bảng hỏi phải xác định rõ những thông tin mà đối tượng khảo sát có thể cung cấp, đảm bảo tính lôgic, trọng tâm hướng vào mục tiêu khảo sát, đánh giá, thông tin phải linh hoạt, không cứng nhắc, quy trình thự hiện khảo sát phải chặt chẽ, đối tượng khảo sát phải hợp tác và chia sẻ.

- Hoạt động đánh giá nhu cầu bồi dưỡng phải được tổ chức thường xuyên, gắn với nhiệm vụ năm học và công tác thi đua của nhà trường.

- Đội ngũ CBQL phải có kiến thức và kỹ năng về quản lí giáo dục nói chung và lập kế hoạch nói riêng.

- Có tiềm năng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để huy động phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra theo kế hoạch.

- Phát huy được tính dân chủ và tinh thần trách nhiệm cao của CBQL giáo viên trong lập kế hoạch bồi dưỡng.

84

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)