8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về yêu cầu đối với năng lực
đánh giá kết quả học tập theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, GV về yêu cầu đối với năng lực đánh giá kết quả học tập theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 tôi đã sử dụng câu hỏi 1 trong phụ lục 1 kết hợp với phỏng vấn một số CBQL, GV kết quả thu được như sau:
43
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên về những định hƣớng đổi mới kiểm tra đánh giá
kết quả học tập học sinh
TT Định hƣớng đổi mới KTĐG Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý ĐTB
SL % SL % SL % SL %
1
Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh trong môn học
63 51.6 54 44.3 5 4.1 0 0.0 3.48
2
Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh là để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
54 44.3 57 46.7 5 4.1 6 4.9 3.30
3
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học.
54 46.6 45 38.8 11 9.5 6 5.2 3.27
4
Phạm vi đánh giá kết quả học tập bao gồm các môn học, chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn.
47 38.5 65 53.3 8 6.6 2 1.6 3.29
5
Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. 50 41.0 59 48.4 13 10.7 0 0.0 3.30 6 Sử dụng cả hình thức đánh giá định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục.
43 35.2 64 52.5 15 12.3 0 0.0 3.23
7
Việc đánh giá thường xuyên do GV phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của GV, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác.
29 23.8 75 61.5 18 14.8 0 0.0 3.09
8
Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.
51 41.8 50 41.0 18 14.8 3 2.5 3.22
44
Với kết quả khảo sát như trên cho thấy CBQL, GV đã cơ bản có nhận thức về yêu cầu đối với năng lực đánh giá kết quả học tập theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó:
Nhận thức về mục tiêu, đối tượng đánh giá kết quả học tập của học sinh được thể hiện rõ nét và đứng tốp đầu: “Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh trong môn học” ở vị trí số 1 (1/8); “Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh là để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.” và “Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh” xếp ở vị trí thứ 2 (2/8). Những định hướng khác cũng đã được CBQL, GV nhận thức khá đầy đủ vì cơ bản huyện Điện Biên đã và đang thực hiện với mô hình trường học mới đồng thời được tiếp cận khá đầy đủ thông qua các đợt bồi dưỡng trực tuyến từ Bộ giáo dục, các định hướng chỉ đạo quyết liệt từ Sở, Phòng, các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của nhà trường và tổ chuyên môn.
Tuy nhiên nhận thức về định hướng “Việc đánh giá thường xuyên do GV phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của GV, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác” xếp ở vị trí cuối cùng (8/8); “Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục” ở vị trí thứ 7 (7/8). Điều này cho thấy vẫn còn sự hoài nghi vào hai định hướng này của CBQL, GV. Làm rõ vấn đề này hơn tôi đã phỏng vấn 5 cán bộ quản lí (02 hiệu trưởng, 03 phó hiệu trưởng) của 2 trường, 18 giáo viên của 6 trường THCS. Ông T.D.Tr cho biết trường đóng trên địa bàn khó khăn, nhận thức của phụ huynh và học sinh còn nhiều hạn chế nên năng lực đánh giá của phụ huynh gần như bằng không và việc phối hợp đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ không hiệu quả. Giáo viên P.T.Th cho biết thêm khi công tác quản lí chỉ có chút lơ là và còn chạy
45
theo thành tích trong đánh giá kết quả học tập của học sinh thì kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục mà lấy làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục sẽ phản ánh không chính xác. Cho nên việc lấy kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục thì phải thực hiện song hành, đồng bộ với các hoạt động giáo dục khác nữa điều này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn đối với các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng có kinh tế - văn hóa kém phát triển.
Tóm lại, nhận thức về yêu cầu đối với năng lực đánh giá kết quả học tập theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 của CBQL, GV của huyện Điện Biên đã có những thay đổi mạnh mẽ và đúng đắn ở mức khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn những phân vân trong nhận thức về “Việc đánh giá thường xuyên do GV phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của GV, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác”; “Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục”.
Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên về những yêu cầu đối với năng lực đánh giá kết quả học tập của giáo viên tôi đã sử dụng câu hỏi 2 trong phụ lục 1 kết hợp với phỏng vấn một số CBQL, GV kết quả thu được như sau:
46
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV THCS huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên về những yêu cầu đối với năng lực đánh giá kết quả học tập của giáo viên
TT Yêu cầu đối với Giáo viên
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng ĐTB
SL % SL % SL % SL %
1
Xây dựng được kế hoạch kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh (bao gồm cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì). 58 47.5 47 38.5 17 13.9 0 0.0 3.34 2 Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá học sinh. 0 0.0 32 26.2 46 37.7 44 36.1 1.90 3 Xây dựng các công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh. 37 30.3 72 59.0 13 10.7 0 0.0 3.20 4 Lựa chọn, sử dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm học sinh
57 47.5 36 30.0 27 22.5 0 0.0 3.25
5
Phân tích được kết quả đánh giá theo hướng phát triển năng lực ghi nhận sự tiến bộ của học sinh
39 32.0 68 55.7 15 12.3 0 0.0 3.20
Điểm trung bình 2.98
Từ Bảng 2.2 cho biết kết quả nhận thức của CBQL, GV THCS huyện Điện Biên về những yêu cầu đối với năng lực đánh giá kết quả học tập của giáo viên đã được chú trọng. Cụ thể:
Công tác xây dựng được kế hoạch kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh (bao gồm cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì) được đánh giá rất quan trọng và xếp ở vị trí số 1 (1/5); xếp song hành là “Xây dựng các công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh” và “Phân tích được kết quả đánh giá theo hướng phát triển năng lực ghi nhận sự tiến bộ
47
của học sinh” ở vị trí thứ 3 (3/5). Những năng lực này CBQL, GV đã và đang thực hiện theo mô hình trường học mới và được tiếp cận thông qua bồi dưỡng chuyên môn, thông qua các kênh thông tin như internet, truyền hình …
Đáng chú ý trong kết quả khảo sát trên là “Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá học sinh” xếp ở vị trí thứ 5 cuối bảng. Điều này cho thấy việc “Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá học sinh” chưa được coi trọng.Làm rõ vấn đề này tôi đã phỏng vấn một phó hiệu trưởng bà N.T.H cho biết thói quen thụ động trong tự đánh giá và đánh giá bạn học
của các em học sinh vẫn chưa được cải thiện, ngoài ra năng lực đánh giá của các em học sinh trong độ tuổi THCS còn đánh giá theo cảm tính.Học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu có năng lực đánh giá và tự đánh giá còn chưa cao. Cô giáo V.T.T.B cho rằng đã hướng dẫn và tổ chức rất bài bản nhưng kết quả khả quan thu được chỉ tập trung vào các em học sinh lớp 8,9 còn đối với học sinh lớp 6,7 có kết quả đánh giá và tự đánh giá chưa hoàn toàn chính xác cho nên năng lực này dần bị lắng xuống.
Tựu chung lại, nhận thức của CBQL, GV THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên về những yêu cầu đối với năng lực đánh giá kết quả học tập của giáo viên đã có những biến chuyển theo chiều hướng tốt lên. Song vẫn còn những năng lực chưa thực sự được coi trọng như năng lực “Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá học sinh”.