Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp và hình thức bồ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 96 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp và hình thức bồ

dưỡng năng lực đánh giá kết quả giáo dục cho đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đa dạng hóa phương pháp bồi dưỡng, chú trọng các hoạt động thực hành của học viên theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên, phát huy tính độc lập sáng tạo, phát huy tính tích cực, vai trò chủ động, năng lực tự học nhằm khai thác tiềm năng kinh nghiệm vốn có của người học, khắc phục PPDH theo lối truyền thụ một chiều kém hiệu quả và nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng dạy học cho giáo viên.

Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng nhằm tiết kiệm thời gian, các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy được tối đa khả năng học tập và mang lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Cho nên, các nhà trường cần kết hợp hài hòa giữa phương pháp bồi dưỡng truyền thống với phương pháp bồi dưỡng hiện đại để phát huy tối đa hiệu quả của từng phương pháp. Tăng cường phương pháp hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm kết hợp với trải nghiệm thực tế, phối hợp giữa nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu tính huống, đóng vai.

Lựa chọn từng hình thức riêng biệt hoặc kết hợp các hình thức bồi dưỡng với nhau cho phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá của giáo viên.

3.2.3.2. Cách thức thực hiện biện pháp

*) Đối với hiệu trưởng

Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho GV trong nhà trường.

Chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến và quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp bồi dưỡng để CBQL và giáo viên nhận thức sâu sắc sự đổi mới và

85

biến thành hành động cụ thể. Chủ thể của hoạt động dạy và học là giảng viên và học viên, vì vậy bắt đầu phải bằng việc nhận thức sâu sắc của “thầy” và “trò” về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH. Đối với giảng viên, đó là hội tụ năng lực chuyên môn, tinh thần đổi mới và tinh thần trách nhiệm. Đối với giáo viên những người trực tiếp dạy học trong các nhà trường, đóng vai trò là người học cần nâng cao ý thức việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng, hiểu rõ được tầm quan trọng và hiệu quả của việc đổi mới này.

Tổ chức thống nhất về định hướng đổi mới phương pháp bồi dưỡng trong các nhà trường:

Công tác bồi dưỡng GV diễn ra chủ yếu trong nhà trường. Việc bồi dưỡng tập trung, trực tiếp chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn trong thời gian nghỉ hè với các chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Đổi mới PP bồi dưỡng bắt đầu bằng sự định hướng của các nhà quản lí và bắt đầu bằng việc đổi mới của giảng viên, cấp sở chỉ đạo việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng trong các chương trình bồi dưỡng tập trung, đóng vai trò định hướng và tiên phong cho việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng của toàn ngành.

Hiệu trưởng chỉ đạo định hướng và xác định lộ trình đổi mới phương pháp bồi dưỡng gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

Tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy trong bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên

Để “tiếp nhận” được phương pháp bồi dưỡng tích cực, giảng viên cần có những kỹ năng và trải nghiệm dạy học tích cực. khi đó sẽ có sự hợp tác, giao thoa giữa giảng viên và học viên tạo nên sự “cộng hưởng” trong nhận thức và hành động. Việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng được tiến hành đồng thời với việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

Để tạo ra sự nhất quán và đồng bộ trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong nhà trường, Hiệu trưởng phải quán triệt những tinh thần chung,cơ bản nhất để giáo viên nắm bắt được

86

kế hoạch và mục tiêu mà nhà trường cần hướng tới về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện cụ thể.

- Tổ chức đổi mới hình thức bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả giáo dục cho đội ngũ giáo viên nhà trường.

Từ việc chỉ chú trọng bồi dưỡng theo hình thức truyền thống theo các khóa học tập trung trực tiếp tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng khác phù hợp với nội dung, phương pháp và thực tiễn tại địa phương. Nhà trường có thể lựa chọn các hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng tập trung, trực tiếp theo các khóa học; bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với trực tuyến; bồi dưỡng theo hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, thông qua nghiên cứu bài học, thông qua hội nghị, hội thảo, xêmina; bồi dưỡng thông qua tư vấn mạng lưới chuyên môn và tự bồi dưỡng.

Tổ chức kết hợp đa dạng các hình thức bồi dưỡng: Không có hình thức bồi dưỡng nào là tối ưu, có thể đáp ứng được tất cả yêu cầu bồi dưỡng đặt ra. Vì vậy, việc kết hợp đa dạng nhiều hình thức bồi dưỡng một cách hợp lí nhằm phát huy được những ưu điểm của mỗi hình thức, phù hợp với nội dung và phương pháp bồi dưỡng mới nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

*) Đối với tổ chuyên môn:

Tổ chức thực hiện sau khi có sự thống nhất từ BGH, các đoàn thể, giáo viên trong trường.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.

Tổ chuyên môn điều hành và chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cho quá trình bồi dưỡng.

*) Đối với giáo viên.

Tích cực tìm tòi tài liệu, tham gia nhiệt tình, nâng cao nang lực sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học hiện đại.

87

Thường xuyên áp dụng và thực hiện theo các yêu cầu về năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh vào đánh giá thường xuyên hay định kì.

Thường xuyên cập nhật, chủ động tiếp nhận những thay đổi trong đổi mới kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Đổi mới phương pháp bồi dưỡng phải bắt đầu từ nhận thức sâu sắc của CBQL, giảng viên đến các giáo viên tham gia bồi dưỡng để cùng hợp tác thực hiện đồng bộ “thầy tích cực” và “trò tích cực”.

- Có sự kết hợp đồng bộ trong đổi mới, từ nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng. Đổi mới hình thức bồi dưỡng phải bắt đầu từ đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng.

- Có đủ nguồn nhân lực có năng lực tham gia bồi dưỡng; có đủ CSVC, trang thiết bị dạy học và CNTT để tổ chức các hình thức dạy học.

- Giảng viên và giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)