Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 104 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong quản lí bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

3.2.6.1.Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lí bồi dưỡng giúp cho công tác quản lí bồi dưỡng hiệu quả hơn. Trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông cho phép lựa chọn và tổ chức hình thức bồi dưỡng trực tuyến, tư vấn chuyên môn, tự học có hướng dẫn qua mạng internet và giáo viên có thể tự bồi dưỡng, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong nước, quốc tế và khai thác những nguồn tài liệu, học liệu phong phú một cách thuận lợi và việc KTĐG bồi dưỡng thực hiện thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chính xác.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong bồi dưỡng

Nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho đội ngũ giáo viên

Tăng cường các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường.

93

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

a) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong bồi dưỡng

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong bồi dưỡng. Mỗi giáo viên phải hiểu rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học từ việc xây dựng nguồn học liệu đến việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng... đến việc tạo ra môi trường học tập không còn giới hạn trong một lớp học cụ thể mà mở ra một “thế giới học tập” mọi lúc, mọi nơi làm cho phương thức học tập thay đổi đưa đến hiệu quả cao trong bồi dưỡng. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho giáo viên, chấn chỉnh một bộ phận giáo viên bảo thủ, có nhận thức sai lệch về ứng dụng của CNTT trong dạy học và tạo niềm tin cho họ về tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

b) Nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho đội ngũ giáo viên

Rà soát năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của đội ngũ giáo viên, phân loại đối tượng theo kỹ năng ứng dụng tối thiểu đáp ứng yêu cầu học tập mà giảng viên đề ra. Từ đó xác định được nhu cầu cần bổ sung của giáo viên về ứng dung công nghệ thông tin và truyền thông

Tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tin học trình độ cơ bản và kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học cho toàn thể cán bộ GV của nhà trường.

Các tổ chuyên môn đưa nội dung ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học và trong đánh giá; thường xuyên để giáo viên cùng nhau học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm và cùng xây dựng bài dạy, cùng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng qua mạng.

Xây dựng đội ngũ cốt cán về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

94

c) Tăng cường các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường

Để phục vụ dạy và học, trong các nhà trường cần được trang bị các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông. Đó là máy tính, kết nối mạng internet, các thiết bị đa phương tiện, đèn chiếu, ti vi, các nguồn học liệu... Nhà trường tăng cường bố trí các nguồn kinh phí để nâng cấp, mua sắm máy tính, các thiết bị dạy học khác và đường truyền internet. Đặc biệt ở các trường THCS vùng khó khăn cho phép huy động sự đóng góp của cộng đồng thông qua hình thức xã hội hóa từ cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông cho các nhà trường tốt nhất.

d) Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong bồi dưỡng

Đối với các lớp bồi dưỡng tập trung: bố trí địa điểm bồi dưỡng có phòng máy, phòng đa năng, nối mạng internet, các thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim, tài liệu điện tử, thư viện điện tử... để giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học viên thực hiện tốt nhiệm vụ học của minh.

Bồi dưỡng trực tuyến: Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng trực tuyến của Bộ GDĐT (https://taphuan.csdl.edu.vn) các nhà trường thành lập tổ quản trị để hỗ trợ; kiểm tra đôn đốc giáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Tổ trưởng chuyên môn điều hành các thành viên trong tổ tham gia xây dựng chương trình bồi dưỡng, hệ thống dữ liệu cho diễn đàn trực tuyến thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Các thành viên tham gia học tập, trao đổi, chia sẻ thông tin, những kinh nghiệm dạy học, giáo dục, những sản phẩm khoa học giáo dục thông qua diễn đàn trên mạng, lập các phần mềm phục vụ dạy học....

3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Đội ngũ CBQL và giáo viên nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào bồi dưỡng, trong đó CBQL phải là những người tiên phong trong nhận thức này.

95

Thiết lập được những quy định, cơ chế về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong bồi dưỡng như: quy định về quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận, từng cá nhân về việc xây dựng, cập nhật, bảo vệ tài nguyên, bản quyền, bảo mật thông tin, an ninh mạng...

Các cơ sở tổ chức bồi dưỡng, các trường THCS phải đảm bảo CSVC, các phương tiện dạy học và phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng cho hoạt động bồi dưỡng.

Công tác quản lí bồi dưỡng trực tuyến phải thống nhất theo phân cấp quản lí, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận phụ trách và có sự tham gia với tinh thần tự giác, nhiệt tình của bồi dưỡng.

Phát triển năng lực đáp ứng cho hoạt động bồi dưỡng trực tuyến: đó là những CBQL có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động bồi dưỡng thông qua mạng trực tuyến và những giáo viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm khai thác hệ thống thông tin điện tử phục vụ quá trình dạy học, bồi dưỡng.

Hình thành mạng lưới thông tin giáo dục trực tuyến: thiết lập và kết nối hệ thống website... của các đơn vị, các bộ phận, cá nhân để tích hợp nhiều nguồn tài nguyên thông tin dạy học, giáo dục (SGK điện tử, thư viện điện tử, các bài thí nghiệm thực hành ảo, phần mềm trợ giảng, phần mềm trắc nghiệm...).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 104 - 107)