8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập
học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
2.3.2.1. Thực trạng mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
Để đánh giá thực trạng vấn đề này tôi đã sử dụng câu hỏi 3 trong phụ lục 1 kết quả thu được như sau:
48
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dƣỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên ở các trƣờng THCS
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
TT Mục tiêu bồi dƣỡng Tốt Khá Trung bình Dƣới TB ĐTB SL % SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức về định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá và yêu cầu đối với giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của học sinh.
54 44.3 51 41.8 17 13.9 0.0 3.30
2
Cập nhật những kiến thức mới về mục tiêu, phương pháp, hình thức, quy trình đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh cấp Trung học cơ sở. 30 24.6 75 61.5 17 13.9 0.0 3.11 3 Phát triển các năng lực thành phần của năng lực đánh giá KQHT.
15 12.3 42 34.4 65 53.3 0.0 2.59
4
Bồi dưỡng GV có thái độ khách quan, khoa học, công bằng và thân thiện trong đánh giá KQHT của học sinh
45 36.9 62 50.8 15 12.3 0.0 3.25
Điểm trung bình 3.06
Qua bảng 2.3 cho thấy thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên THCS của huyện Điện Biên. Thực hiện mục tiêu “nâng cao nhận thức về định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá và yêu
49
cầu đối với giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của học sinh” xếp ở vị trí số 1 (1/4) điều này được khẳng định khi 100% các trường THCS trên địa bàn huyện Điện Biên thực hiện theo mô hình trường học mới, các trường THCS thường xuyên đề cập trong sinh hoạt của tổ chuyên môn. Xếp ở vị trí thứ 2 (2/4) là thực hiện mục tiêu “Bồi dưỡng GV có thái độ khách quan, khoa học, công bằng và thân thiện trong đánh giá KQHT của học sinh” vì quy chế đánh giá kết quả học tập của học sinh khá rõ ràng như: Văn bản số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới; văn bản 1392/BGDĐT-GDTrH ngày 5 tháng 4 năm 2017 về việc thực hiện một số quy định về đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; văn bản 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 8 tháng 4 năm 2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.
Xếp cuối Bảng là thực hiện mục tiêu “Phát triển các năng lực thành phần của năng lực đánh giá KQHT” thực tế cho thấy tâm lí ngại thay đổi của một bộ phận không nhỏ giáo viên cao tuổi vẫn còn, nó còn phụ thuộc vào trình độ, nghiệp vụ và sự nỗ lực vươn lên của từng cá nhân giáo viên.
Nhìn chung, việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên THCS của huyện Điện Biên là khá tốt. Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu “Phát triển các năng lực thành phần của năng lực đánh giá KQHT”
Để biết được thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá
kết quả học tập của học sinh cho giáo viên tôi đã sử dụng câu hỏi 4 trong phụ
50
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung bồi dƣỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên ở các trƣờng THCS huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Biên
TT Nội dung bồi dƣỡng Tốt Khá Trung bình Dƣới TB ĐTB
SL % SL % SL % SL %
1.
Bổ sung các kiến thức mới về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.1
Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
30 24.6 68 55.7 24 19.7 0 0.0 3.05
1.2
Các hình thức, phương pháp đánh giá KQHT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THCS
37 30.3 58 47.5 27 22.1 0 0.0 3.08
1.3
Các công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT và sự tiến bộ của học sinh THCS về phẩm chất và năng lực, …
51 41.8 54 44.3 17 13.9 0 0.0 3.28
2
Phát triển và hoàn thiện các năng lực thành phần của năng lực đánh giá KQHT
2.1
Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh (bao gồm cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì).
45 36.9 62 50.8 15 12.3 0 0.0 3.25
2.2
Bồi dưỡng năng lực lựa chọn, sử dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm học sinh.
44 36.1 52 42.6 26 21.3 0 0.0 3.15
2.3
Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá học sinh.
29 23.8 47 38.5 33 27.0 13 10.7 2.75
2.4
Bồi dưỡng năng lực phân tích kết quả đánh giá theo hướng phát triển năng lực, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.
44 36.1 52 42.6 26 21.3 0 0.0 3.15
51
Qua Bảng 2.4 đánh giá việc thực hiện bổ sung các kiến thức mới về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện ở mức độ khá tốt. Nổi bật là bồi dưỡng các công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT và sự tiến bộ của học sinh trung học cơ sở về phẩm chất và năng lực, …Vì các trường THCS của huyện Điện Biên đều thực hiện theo mô hình trường học mới nên rất cần cập nhật và bồi dưỡng các quy chế đánh giá học sinh như: Văn bản số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới; văn bản 1392/BGDĐT-GDTrH ngày 5 tháng 4 năm 2017 về việc thực hiện một số quy định về đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; văn bản 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 8 tháng 4 năm 2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011; “Các hình thức, phương pháp đánh giá KQHT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở” xếp vị trí thứ 2 ở mức khá. Vì các nội dung này được giáo viên thường xuyên thực hiện thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và chuyên đề cụm trường, chuyên đề cấp huyện nhằm tăng hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Bảng 2.4 cũng cho thấy nội dung bồi dưỡng phát triển và hoàn thiện các năng lực thành phần của năng lực đánh giá KQHT được thực hiện ở mức khá. Trong đó:
“Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh (bao gồm cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì)” đạt trên 80% ý kiến đánh giá ở mức độ khá trở lên. Điều này được thực hiện trong công tác bồi dưỡng thường xuyên từ Bộ Giáo dục tới các nhà trường, cũng là nội dung thường xuyên trong sinh hoạt tổ chuyên môn của các nhà trường.
52
Được đánh giá thấp nhất trong các nội dung bồi dưỡng là „Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá học sinh” đáng chú ý là có 10,7% đánh giá mức độ dưới trung bình. Làm rõ vấn đề tôi đã phỏng vấn thầy hiệu trưởng Tr.T.Đ, thầy cho biết đối với trường vùng sâu và các em học sinh đa số là người dân tộc thiểu số thì nội dung này đã được đề cập tuy nhiên hiệu quả thấp. Nội dung này cần được đưa vào chiến lược lâu dài trong sự phát triển của nhà trường.
Tóm lại, các nội dung bồi dưỡng bổ sung các kiến thức mới về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khá tốt. Song cần quyết liệt hơn với nội dung “Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”; Các nội dung về phát triển và hoàn thiện các năng lực thành phần của năng lực đánh giá KQHT ở mức khá. Đặc biệt cần chú ý hơn nữa đối với nội dung “Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá học sinh”.
2.3.2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
Để đánh giá mức độ, chất lượng sử dụng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên tôi đã sử dụng câu hỏi 5 trong phụ lục 1, kết hợp phỏng vấn CBQL, GV thu được kết quả như sau:
53
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên ở các trƣờng
THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (mức độ thƣờng xuyên)
TT Phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng Rất thƣờng xuyên Khá thƣờng xuyên Ít thực hiện Không thực hiện ĐTB SL % SL % SL % SL % 1. Hình thức bồi dƣỡng
1.1 Bồi dưỡng truyền thống theo
các khóa học 48 39.7 51 42.1 22 18.2 0 0.0 3.21 1.2 Bồi dưỡng thông qua hội
nghị, hội thảo, xêmina 15 12.9 33 28.4 58 50.0 10 8.6 2.46 1.3 Bồi dưỡng thông qua sinh
hoạt tổ chuyên môn 62 50.8 51 41.8 9 7.4 0 0.0 3.43 1.4 Bồi dưỡng trực tiếp 52 42.6 60 49.2 10 8.2 0 0.0 3.34 1.5 Bồi dưỡng trực tuyến 54 44.3 56 45.9 12 9.8 0 0.0 3.34 1.6 Kết họp cả hai hình thức bồi
dưỡng trực tiếp và trực tuyến 47 38.5 51 41.8 24 19.7 0 0.0 3.19
2 Phƣơng pháp bồi dƣỡng
2.1 Phương pháp thực hành cá
nhân hoặc theo nhóm. 53 43.4 57 46.7 12 9.8 0 0.0 3.34 2.2 Phương pháp trải nghiệm
thực tế. 45 36.9 57 46.7 20 16.4 0 0.0 3.20 2.3 Phương pháp thuyết trình-
giảng giải- minh họa. 52 42.6 58 47.5 12 9.8 0 0.0 3.33 2.4 Phương pháp thảo luận, hỏi
đáp, xê-mi-na. 17 13.9 58 47.5 43 35.2 4 3.3 2.72 2.5 Phương pháp nghiên cứu tình
huống, đóng vai 22 18.0 44 36.1 56 45.9 0 0.0 2.72 2.6 Phương pháp nghiên cứu tài
liệu.... 40 32.8 48 39.3 34 27.9 0.0 3.05
Điểm trung bình 3.11
Bảng 2.5 cho thấy kết quả đánh giá của các đối tượng khảo sát về thực trạng sử dụng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên ở các trường THCS ở mức độ khá. Trong đó:
*) Đối với hình thức bồi dƣỡng: mức độ của hình thức “Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn” ở mức tốt và xếp vị trí thứ 1(1/6) cũng bởi chuyên môn tổ sinh hoạt 2 lần/tháng theo quy định và tổ chuyên môn là nơi
54
tháo gỡ những vướng mắc chuyên môn một cách trực tiếp; đồng xếp ở vị trì thứ 2 là hình thức “Bồi dưỡng trực tiếp” và “Bồi dưỡng trực tuyến” điều này cũng dễ hiểu bởi không chỉ nhà trường, phòng GD-ĐT mà Bộ Giáo dục cũng đang sử dụng khá phổ biến hình thức này, nó cũng đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng bồi dưỡng TX hàng năm của giáo viên. Xếp ở 2 vị trí cuối bảng là hình thức “Kết hợp cả hai hình thức bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến” và “Bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội thảo, xêmina” điều đó cho thấy hai hình thức này ít được thực hiện hơn so với các hình thức khác. Làm rõ vấn đề này tôi đã phỏng vấn thầy hiệu trưởng Đ.H.T được biết “Hàng năm sở GDĐT đều triển khai các chương
trình bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGV” và hiện nay giáo viên đang bồi dưỡng TX thông qua hình thức trực tuyến là chủ yếu nên hình thức bồi dưỡng không tập trung vào hai hình thức này.
*) Đối với phƣơng pháp bồi dƣỡng:được sử dụng nhiều nhất là
“Phương pháp thực hành cá nhân hoặc theo nhóm” bởi phương pháp này phát huy được năng lực của các cá nhân và có tính hiệu quả cao. Xếp ở vị trí thứ 2 là “Phương pháp thuyết trình - giảng giải - minh họa” phương pháp này được thực hiện linh hoạt, có khả năng phối hợp cao với các phương pháp khác và phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường. Xếp ở vị trí cuối là “Phương pháp thảo luận, hỏi đáp, xê-mi-na” và “Phương pháp nghiên cứu tình huống, đóng vai” điều này cho thấy hai phương pháp này ít được sử dụng hơn các phương pháp khác. Phỏng vấn thầy tổ trưởng N.V.H được biết thời gian cho một buổi sinh hoạt bồi dưỡng là không nhiều và cũng có khá nhiều nội dung trong một buổi sinh hoạt. Cho nên hai phương pháp này ít được lựa chọn hơn.
Tóm lại, mức độ sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên THCS huyện Điện Biên được đánh giá ở mức khá. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng hơn nữa cần sử dụng linh hoạt các phương pháp và lựa chọn các hình thức bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường.
55
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên ở các trƣờng
THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (mức độ chất lƣợng)
TT Phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng Tốt Khá Trung bình Dƣới TB ĐTB SL % SL % SL % SL % 1. Hình thức bồi dƣỡng
1.1 Bồi dưỡng truyền thống theo các
khóa học 52 42.6 58 47.5 12 9.8 0 0.0 3.33
1.2 Bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội
thảo, xêmina 15 12.9 33 28.4 58 50.0 10 8.6 2.46
1.3 Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ
chuyên môn 62 50.8 51 41.8 9 7.4 0 0.0 3.43 1.4 Bồi dưỡng trực tiếp 52 42.6 60 49.2 10 8.2 0 0.0 3.34 1.5 Bồi dưỡng trực tuyến 52 42.6 58 47.5 12 9.8 0 0.0 3.33
1.6 Kết họp cả hai hình thức bồi dưỡng
trực tiếp và trực tuyến 47 38.5 51 41.8 24 19.7 0 0.0 3.19
2 Phƣơng pháp bồi dƣỡng
2.1 Phương pháp thực hành cá nhân
hoặc theo nhóm. 53 43.4 57 46.7 12 9.8 0 0.0 3.34 2.2 Phương pháp trải nghiệm thực tế. 45 36.9 57 46.7 20 16.4 0 0.0 3.20
2.3 Phương pháp thuyết trình- giảng
giải- minh họa. 52 42.6 58 47.5 12 9.8 0 0.0 3.33
2.4 Phương pháp thảo luận, hỏi đáp, xê-
mi-na. 17 13.9 58 47.5 43 35.2 4 3.3 2.72
2.5 Phương pháp nghiên cứu tình
huống, đóng vai 22 18.0 44 36.1 56 45.9 0 0.0 2.72 2.6 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.... 40 32.8 48 39.3 34 27.9 0.0 3.05
Điểm trung bình 3.12
Kết quả khảo sát Bảng 2.6 cho thấy chất lượng của việc sử dụng các hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên có tính tương đồng so với mức độ sử dụng.
56
*) Đối với chất lƣợng hình thức bồi dƣỡng: Xếp ở vị trí thứ nhất và
thứ hai là hình thức “Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn” và “Bồi dưỡng trực tiếp” với hai hình thức này thì việc làm rõ các vấn đề cần giải quyết được dễ dàng hơn và có tính tương tác cao. Những vấn đề khó có thể giải quyết ngay và đi đến thống nhất thực hiện. Xếp ở vị trí thứ 3 là “Bồi dưỡng truyền thống theo các khóa học” và “Bồi dưỡng trực tuyến” việc bồi dưỡng được cho nhiều người một lúc là lợi thế của hai hình thức này, với sự đầu tư về cơ sở vật