Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 99 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết

bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp CBQL các nhà trường nắm được tiến độ và kết quả bồi dưỡng của GV; đánh giá được tinh thần, thái độ của giáo viên trong quá trình tham gia bồi dưỡng; hiệu quả bồi dưỡng của CBQL. Biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV trong quá trình bồi dưỡng; đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV một cách toàn diện; tạo động lực thúc đẩy quá trình bồi dưỡng và giúp CBQL điều chỉnh tốc độ, phương pháp và hình thức trong quá trình bồi dưỡng; thu thập những thông tin cần thiết về thực tiễn bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV của trường THCS nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn trong các trường THCS.

88

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới các phương thức thực hiện kiểm tra, đánh giá của các nhà trường đối với kết quả bồi dưỡng của GV. Đa dạng hóa và vận dụng linh hoạt nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV. Đánh giá tinh thần, thái độ tham gia bồi dưỡng năng lực của GV: Chấp hành thời gian tham gia bồi dưỡng, chuẩn bị nội dung bồi dưỡng, thái độ làm việc nhóm trong các buổi thảo luận, đi thực tế; việc tuân thủ kế hoạch bồi dưỡng của CBQL nhà trường...

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với cán bộ quản lý:

+ Lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên cần chỉ đạo CBQL các nhà trường kết hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên với đánh giá quá trình trong quá trình bồi dưỡng; Đa dạng hóa các hình thức đánh giá quá trình bồi dưỡng của GV đảm bảo tính hiệu quả, hiện thực.

+ Hiệu trưởng các trường THCS huyện Điện Biên: Cần chú trọng phát huy năng lực tự học, động viên GV đồng thời khuyến khích GV phát huy khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn việc kiểm tra đánh giá KQHT của HS. Xây dựng hệ thống các câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực đánh giá của GV, đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức được học trong thực tiễn đánh giá KQHT của HS.

- Tổ chuyên môn: Sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng tổ chức cho giáo viên của tổ mình tham gia viết bài thu hoạch, qua đó đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ.

- Giáo viên: Tích cực tự nguyện nghiên cứu tài liệu trước khi tham gia vào qua trình bồi dưỡng; tích cực vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

89

Có sự quan tâm một cách thích đáng và nhận thức đúng đắn về tác dụng của công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GV THCS và lãnh đạo nhà trường.

Đầu tư xây dựng mạng thông tin nội bộ và có chính sách khích lệ, động viên mọi cán bộ, GV tham gia các diễn đàn thông tin để khai thác hết được sức mạnh tập thể trong việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá và góp ý kiến sáng tạo cho hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV.

Định kỳ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động kiểm tra, đánh giá của ban, tổ kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)