- Hình thức đề tài:
5. Kết cấu đề tài
1.4.1.2. Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản
a. Phân tích tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương
tiền
=
Tiền và các khoản tương đương tiền
x 100 [1.2]
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm bao nhiêu phần trăm. Khi tỷ trọng này lớn cho thấy doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc đầu tư, mua sắm và cũng dễ dàng trong việc thanh toán
các khoản nợ. Tuy nhiên khi lượng tiền nhàn rỗi quá cao, cũng cho thấy việc yếu kém trong công tác quản lý gây giảm khả năng sinh lời cũng như rủi ro mất mát. Khi tỷ trọng này nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp hạn chế trong quá trình SXKD của mình, tuy khả năng thanh toán gặp khó khăn nhưng khả năng mất mát ít hơn.
b. Phân tích tỷ trọng các khoản phải thu
Tỷ trọng các khoản
phải thu =
Các khoản phải thu
x 100 [1.3]
Tổng tài sản
Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh trong tổng tài sản của doanh nghiệp, các khoản phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này càng lớn, thì chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào một số yếu tố:
+ Phương thức bán hàng của doanh nghiệp
+ Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp
+ Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng
c. Phân tích tỷ trọng hàng tồn kho Tỷ trọng hàng tồn kho = Hàng tồn kho x 100 [1.4] Tổng tài sản
Hàng tồn kho bao gồm nhiều loại như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang,… Dự trữ HTK hợp lý luôn là vấn đề quan tâm của mỗi doanh nghiệp bởi dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nhưng nếu ít sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và tiêu thụ. Do vậy, phân tích chỉ tiêu này qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ.
d. Phân tích tỷ trọng đầu tư tài chính
Lượng tiền mặt của doanh nghiệp tăng lên, vượt quá khả năng sản xuất cũng như chi tiêu, lượng tiền mặt đó sẽ đầu tư tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, gửi có kỳ hạn,… để kiếm lời. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính cho biết bao nhiêu phần trăm của tài sản đã được sử dụng cho các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Tỷ trọng các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn
=
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
x 100 [1.5]
Tổng tài sản
Đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,..) hoặc mua vào, bán ra chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,…) để kiếm lời và các loại đầu tư khác không quá một năm.
Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tỷ trọng các khoản
đầu tư tài chính dài hạn
=
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
x 100 [1.6]
Tổng tài sản
Đầu tư tài chính dài hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật, mua cổ phần có thời hạn thu hồi trong thời gian trên một năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn một năm. Đầu tư tài chính dài hạn rủi ro hơn so với đầu tư tài chính ngắn hạn.
e. Phân tích tỷ trọng tài sản cố định Tỷ trọng Tài sản cố định = Tài sản cố định x 100 [1.7] Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết giá trị của TSCĐ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ quy mô kinh doanh của doanh nghiệp càng được mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, năng lực quản lý càng được nâng cao.