Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính của công ty cổ phần hoàng anh đắk lắk (Trang 34 - 35)

- Hình thức đề tài:

5. Kết cấu đề tài

1.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

a. Hệ số nợ trên tổng tài sản

Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, cần chỉ ra và so sánh được các chỉ tiêu sau đây:

Hệ số nợ trên tổng tài sản =

Nợ phải trả

[1.14]

Tổng tài sản

Hệ số này cho biết chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản. Nói cách khác, một đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả hay mức độ huy động nợ để đầu tư cho toàn bộ khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Hệ số nợ này cao, mức độ an toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số nợ này quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được hoạt động của mình. Khi chỉ tiêu này càng nhỏ hơn một (<1) chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nhiều VCSH để mua sắm tài sản hoạt động khiến cho doanh nghiệp tự chủ hơn về tài chính và chủ động trong HĐKD vì không lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ. Nhưng nếu chỉ tiêu này có trị số càng cao gần bằng một (=1), chứng tỏ doanh nghiệp càng huy động nhiều nợ để mua sắm tài sản. Điều này khiến tình trạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn. Do đó,

nếu doanh nghiệp nào duy trì hệ số này ở mức cao sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài.

b. Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản =

Vốn chủ sở hữu

[1.15]

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kinh doanh được đầu tư (hay tài trợ) bao nhiêu từ VCSH. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn một (<1), chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm được tài trợ bằng ít VCSH, tức là được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay nợ khiến cho doanh nghiệp giảm sự độc lập về mặt tài chính. Ngược loại, khi hệ số này có trị số bằng gần bằng một (=1), cho thấy những tài sản của doanh nghiệp khi đó được tài trợ chủ yếu bằng VCSH khiến mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp được cải thiện. Chỉ tiêu này có công thức và ý nghĩa hoàn toàn ngược lại so với hệ số tài sản so với VCSH.

c. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản

[1.16]

Nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vào tài sản bằng nợ phải trả. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn một (>1), chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm được tài trợ bằng ít nợ phải trả, tức la được tài trợ chủ yếu bằng nguồn VCSH và do vậy, doanh nghiệp tăng sự độc lập về mặt tài chính. Ngược lại, hệ số này càng gần bằng một (=1), những tài sản của doanh nghiệp khi đó được tài trợ chủ yếu bằng nợ phải trả khiến mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp giảm sút, rủi ro tài chính tăng lên,…

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính của công ty cổ phần hoàng anh đắk lắk (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)