- Hình thức đề tài:
5. Kết cấu đề tài
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Bên cạnh một số kết quả đạt được, cấu trúc tài chính của Công ty vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm và điều chỉnh như sau:
Về cấu trúc tài sản
Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng ngày càng giảm qua các năm làm cho Công ty không cải thiện được được khả năng thanh toán và đáp ứng các khoản nợ đến ngắn hạn.
Chính sách quản lý HTK của Công ty chưa tốt điều này thể hiện qua số lượng dự trữ HTK của Công ty còn nhiều đồng thời có biến động lớn và tăng mạnh ở năm 2019. Lượng HTK tăng điều này làm Công ty phải tăng các chi phí lưu kho hơn nữa còn làm một số NVL bị hư hỏng, mất mát theo năm tháng.
Dù tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh nhờ một số chính sách quản lý tài sản cố định. Nhưng với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì yêu cầu về mức đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn để phù hợp với đặc thù của ngành. Vậy nên so với một số công ty cùng ngành thì giá trị này vẫn chưa được thực sự tốt lắm và cần có nhiều chính sách quản lý tốt hơn để gia tăng thêm giá trị của tài sản cố định.
Về cấu trúc nguồn vốn
Nợ phải trả của Công ty có nhiều biến động và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đặc biệt ở năm 2019. Nó được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm chứng tỏ Công ty ngày càng phụ thuộc vào các chủ nợ, tính tự chủ về tài chính giảm xuống. Hay nói cách khác áp lực thanh toán các khoản nợ của Công ty ngày càng tăng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối liên tục âm và giảm qua 3 năm (BCĐKT), chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty chưa tốt mặc dù quy mô nguồn vốn luôn được mở rộng. Lợi nhuận sau thuế của Công ty lại liên tục lỗ mạnh, các khoản chi phí của Công ty là quá lớn, trong đó chi phí tài chính chiếm một lượng không hề nhỏ trong
tổng chi phí của Công ty và có những biến động không ổn định. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của ban lãnh đạo, ban quản lý là chưa thực sự tốt và hiệu quả.
Về cân bằng tài chính
Công ty đã không đạt được cả cân bằng tài chính trong dài hạn và ngắn hạn. Thể hiện qua chỉ tiêu VHĐT và ngân quỹ ròng trong cả 3 năm tài chính đều âm. Công ty mất cân bằng trong ngắn hạn bởi việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả, đồng thời với việc dự trữ hàng tồn kho, khoản phải thu tương đối cao tạo nên tác động đến NCVHĐT của Công ty, điều này gây cho Công ty sức ép rất lớn trong việc tìm nguồn tài trợ mà không chú ý đến việc thu hồi vốn, tạo ra một tư tưởng về thiếu vốn rất lớn đối với Công ty. Đồng thời, Công ty mất cân bằng trong dài hạn là vì NVTX thấp không đủ tài trợ cho TSDH. Vì vậy, nên có chính sách tài trợ thiên về thu hút các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản của mình góp phần xác định cấu trúc nguồn vốn tối ưu.
Tính tự chủ về tài chính của Công ty còn quá thấp thể hiện tỷ suất tự tài trợ thấp đồng nghĩa tỷ suất nợ cao luôn lớn hơn 50% và có sự tăng dần qua các năm. Nên Công ty chủ yếu phụ thuộc về tài chính vào các nguồn lực bên ngoài nhiều, Công ty sẽ gặp nhiều bất lợi trong kinh doanh.
Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty có biến động giảm dần qua các năm, khiến mức độ độc lập tài chính giảm sút khả năng rủi ro tài chính tăng lên. Nhưng dù có giảm xuống nhưng hệ số này qua các năm vẫn luôn lớn hơn 1, cho thấy Công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ của mình.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI