Cân bằng tài chính trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính của công ty cổ phần hoàng anh đắk lắk (Trang 69 - 70)

- Hình thức đề tài:

5. Kết cấu đề tài

2.2.4.2. Cân bằng tài chính trong ngắn hạn

Cùng với phân tích cân bằng tài chính dài hạn của Công ty, tác giả cũng tiến ành phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Đây cũng là một trong những nội dung chính của cân bằng tài chính.

Nhu cầu vốn hoạt động thuần: Ta thấy, nhu cầu VHĐT của Công ty có sự biến động tăng giảm không đồng đều giữa 3 năm. Năm 2017, 2018 và 2019 giá trị lần lượt của chỉ tiêu này qua các năm là 69.987.458.986 đồng, 97.702.346.434 đồng và cuối cùng là 30.018.878.516 đồng. Sự thay đổi về nhu cầu này qua các năm có liên qua đến các yếu tố là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu ngắn hạn và khoản phải trả ngắn hạn không bao gồm lãi vay.

Cụ thể, ở năm 2018 nhu cầu VHĐT tăng 27.714.887.448 đồng so với năm 2017 điều này do sự biến động của HTK, các khoản phải thu và nợ ngắn hạn đã tác động đến nhu cầu VHĐT. Cụ thể HTK giảm mạnh 58.222.760.514 đồng so với năm 2017 do giải quyết được lượng hàng hóa tồn kho đồng thời nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) giảm xuống 72.080.204.238 đồng do giảm các khoản chiếm dụng từ bên ngoài, dù cho các khoản phải thu ngắn hạn tăng 13.857.443.724 đồng do công tác quản lý nợ chưa tốt thì tổng hợp cũng đã làm cho nhu cầu VHĐT tăng.

Tiếp theo ở năm 2019, nhu cầu VHĐT giảm đi 67.683.467.918 đồng so với năm 2018 điều này là do HTK tăng lên 53.349.049.535 đồng so với năm 2017 do lượng hàng hóa tồn kho lớn đồng thời nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) tăng lên

87.190.783.494 đồng do tăng các khoản chiếm dụng từ bên ngoài, dù cho các khoản phải thu ngắn hạn giảm 33.841.733.959 đồng do công tác quản lý nợ tốt hơn, tổng hợp những nguyên nhân trên đã làm cho nhu cầu VHĐT tăng.

Ngân quỹ ròng: Phân tích tài chính thông qua chỉ tiêu ngân quỹ ròng chính là phân tích mối quan hệ giữa vốn hoạt động thuần và nhu cầu vốn hoạt động thuần.

Nhận thấy ngân quỹ ròng của Công ty trong cả 3 năm đều liên tục âm có nghĩa là Công ty đang mất CBTC trong ngắn hạn trầm trọng. Cụ thể, ngân quỹ ròng năm 2017 là âm 142.693.991.564, năm 2018 tiếp tục giảm mạnh xuống mức âm 174.057.883.271 đồng và năm 2019 vẫn không có sự cải thiện mà tiếp tục âm đến 198.239.346.093 đồng. Có nghĩa là vốn hoạt động thuần của Công ty trong cả 3 năm đều không đủ để tài trợ cho nhu cầu VHĐT. Vì vậy, cân bằng tài chính trong trường hợp này được đánh giá là chưa tốt và thiếu an toàn. Việc mất cân bằng tài chính ngắn hạn khiến Công ty phải đi vay ngắn hạn để tài trợ nên áp lực thanh toán nợ ngắn hạn và chi phí lãi vay tăng nên Công ty đang trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh và chịu áp lực thanh toán. Để đẩy lùi tình trạng mất cân bằng tài chính ngắn hạn như hiện nay, Công ty cần rút ngắn sự chênh lệch giữa VHĐT và NCVHĐT thông qua giảm bớt các khoản mục như Hàng tồn kho, Giá trị khoản phải thu ngắn hạn, Nợ ngắn hạn (không kể nợ vay ngắn hạn) để NCVHĐT giảm xuống tương ứng hoặc tăng NVTX thông qua tăng vốn chủ sở hữu để VHĐT được tăng lên. Điều này sẽ giúp Công ty đạt được mức an toàn cao hơn, giảm bớt rủi ro mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính của công ty cổ phần hoàng anh đắk lắk (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)