Cấu trúc tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính của công ty cổ phần hoàng anh đắk lắk (Trang 56 - 58)

- Hình thức đề tài:

5. Kết cấu đề tài

2.2.1.2. Cấu trúc tài sản ngắn hạn

Bên cạnh sự biến động của tài sản dài hạn thì trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn của Công ty cũng có những biến động sau:

Dựa vào Bảng 2.6 ta thấy Tài sản ngắn hạn năm 2018 giảm so với năm 2017 một lượng là 33.559.005.631 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 33,05%. Nguyên nhân của sự giảm xuống này hoàn toàn là do hàng tồn kho, bởi các khoản mục như tiền, khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác của Công ty đều có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên sự tăng lên này lại nhỏ hơn sự giảm xuống của HTK nên đã làm cho TSNH năm 2018 giảm. Sang năm 2019, TSNH của Công ty có những chuyển biến tích cực và tăng 5.903.485.733 đồng, ứng với tốc độ tăng 8,68% so với năm trước. Tài sản ngắn hạn tăng lên vì sự tăng lên của HTK đã lớn hơn sự giảm xuống của tiền, khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác.

Hình 2.3: Cấu trúc tài sản ngắn hạn của

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2019

(Nguồn: Tác giả)

Trong TSNH, thì các khoản phải thu ngắn hạn và HTK là hai loại TS chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn hai khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể, cụ thể:

Tỷ trọng phải thu ngắn hạn: có sự biến động không đồng đều giữa các năm, cụ thể:

Giai đoạn 2017-2018: Tỷ trọng này năm 2017 là 5,73%, năm 2018 là 7,99% tức tăng lên so với năm 2017. Trong giai đoạn này, tỷ trọng phải thu ngắn hạn tăng lên chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, việc tỷ lệ nợ phải thu quá lớn luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của các nhà lãnh đạo của Công ty, nó thể hiện số vốn của Công ty bị các tổ chức, cá nhân khác tạm thời chiếm dụng quá nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, khi Công ty gặp khó khăn sẽ khó xoay sở trong tài chính.

Giai đoạn 2018-2019: Đây là thời kỳ có thể nói khá khó khăn đối với Công ty, khi tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh là 2,34% năm 2019. Nguyên nhân là vì trong bối cảnh khó khăn về tài chính nên Công ty đã thắt chặt các chính sách tín dụng đối với khách hàng, giảm thời hạn cho khách hàng trả chậm, việc làm này giúp Công ty giảm thiểu rủi ro và hạn chế được nợ xấu đồng thời dễ dàng kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của khách hàng.

Tỷ trọng hàng tồn kho:có sự biến động không ngừng qua cả 3 năm.

Giai đoạn 2017-2018: Tỷ trọng này ở năm 2017 là 10,29%, sang năm 2018 giảm mạnh chỉ còn 0,75%. HTK giảm mạnh vì đây là thời kỳ hàng hóa sản xuất ra được khách hàng ưa chuộng sản phẩm bán ra được nhiều với số lượng lớn, khiến doanh thu và lợi nhuận bán hàng liên tục tăng làm cho trữ lượng HTK giảm mạnh.

Giai đoạn 2018-2019: Tỷ trọng này tăng cao chiếm đến 9,03%. Lượng HTK tăng cụ thể so với năm trước là 53.349.049.535 đồng, ứng với tốc độ tăng 1171,05%. Như đã nói, 2019 là thời kỳ mà Công ty tạm dừng hoạt động sản xuất cho việc tái cơ cấu, nên hàng hóa ít sản xuất hơn làm cho nhiều nguyên vật liệu tồn kho với trữ lượng lớn vì không được xuất ra để sản xuất.

Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền: có chiều hướng giảm mạnh ở năm 2019, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán tức thời cho các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, việc tích trữ tiền mặt với số lượng nhỏ trong quỹ cũng giúp Công ty có tiền để đầu tư cho các hoạt động khác, hạn chế chi phí cơ hội mất đi của tiền mặt trong quỹ, cụ thể:

Giai đoạn 2017-2018: Mặc dù tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản ở cả 2 năm đều bằng nhau và bằng 0,67%. Tuy nhiên, ở năm 2018 tăng 696.514.267 đồng so với năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng 20,45%. Trong năm 2018 lượng tiền tăng là do Công ty tăng cả tiền mặt tại quỹ và tiền gửi thanh toán

tại ngân hàng, vì trong năm Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, khách hàng thanh toán ngay tiền hàng, chính vì vậy làm tăng lượng tiền tích trữ của Công ty.

Giai đoạn 2018-2019: Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản năm 2019 là 0,12%, giảm 0,55% so với năm 2018. Cụ thể lượng tiền giảm 3.329.316.583 đồng, ứng với tốc độ giảm 81,15%. Nguyên nhân là vì Công ty vấp phải một số khó khăn về tài chính, đồng thời đã sử dụng tiền với mục đích tái cơ cấu lại Công ty, đầu tư cho một số dự án sản xuất mới, hơn nữa tồn trữ HTK không bán được cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng tiền của Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính của công ty cổ phần hoàng anh đắk lắk (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)