- Hình thức đề tài:
5. Kết cấu đề tài
2.2.1.1. Cấu trúc tài sản dài hạn
Hình 2.2: Cấu trúc tài sản dài hạn của
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Tác giả)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy Tài sản dài hạn của của Công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2018, TSDH tăng lên nguyên nhân là do sự tăng lên của TSCĐ cùng với
TSDH khác và sự giảm xuống của TS dở dang dài hạn. Tuy nhiên dù TS dở dang dài hạn có giảm xuống, nhưng các tài sản còn lại tăng một lượng lớn hơn nên đã làm cho tổng tài sản dài hạn năm 2018 tăng. Sang năm 2019, TSDH của Công ty tiếp tục có những chuyển biến tích cực vì sự tăng lên chủ yếu của TSCĐ bên cạnh đó còn có sự tăng lên của các khoản phải thu dài hạn. Đồng thời là sự giảm xuống của TS dở dang dài hạn và TSDH khác, tuy nhiên tổng mức giảm xuống của hai tài sản này nhỏ hơn tổng mức tăng lên nên đã làm cho tổng TSDH tăng. Qua đó có thể thấy, qua các năm Công ty đều có sự tăng lên rõ rệt về quy mô sản xuất.
Trong TSDH, thì TSCĐ và TS dở dang dài hạn là hai loại TS chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn TSDH khác và các khoản phải thu dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, cụ thể như sau:
Tỷ trọng tài sản cố định: có chiều hướng ngày càng tăng qua các năm.
Giai đoạn 2017-2018: Năm 2017 tỷ trọng này là 47,99% và đến năm 2018 tỷ trọng này đạt mức 58,90%. Cụ thể, TSCĐ năm 2018 tăng lên 67.354.003.514 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 23,00% so với năm 2017. TSCĐ Công ty ngày càng được đầu tư mua sắm mới nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác kinh doanh. Vì trong năm Công ty mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm phương tiện vận tải, nâng cấp nhà kho để phục vụ cho hoạt động mở rộng SXKD, trồng thêm cây cao su và cây ăn quả như xoài, chuối,… Tỷ trọng TSCĐ cao chứng tỏ Công ty thực sự chú trọng vào đầu tư TSCĐ.
Giai đoạn 2018-2019: Tỷ trọng TSCĐ năm 2019 là 79,42% tăng so với năm 2018 là 149.146.060.619 đồng, ứng với tốc độ tăng 41,41%. Nguyên nhân tăng lên của TSCĐ là vì dù trong năm 2019 Công ty dừng lại một số hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng do việc tiến hành thay đổi cơ cấu, thay đổi địa điểm trụ sở làm việc của cán bộ quản lý nên vẫn tiến hành đầu tư, mua sắm thêm thiết bị máy móc để phục vụ cho công tác quản lý.
Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn: có xu hướng giảm dần qua các năm.
Giai đoạn 2017-2018: Năm 2017 tỷ trọng này là 34,77% nhưng đến năm 2018 giảm còn 20,99%. Nguyên nhân là do khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn của Công ty giảm, hàng hóa được sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch, không bị gián đoạn làm cho tài sản dở dang dài hạn năm 2018 giảm 83.802.713.206 đồng so với năm 2017, ứng với tốc độ giảm 39,50%.
Giai đoạn 2018-2019: Năm 2019 tỷ trọng này tiếp tục giảm và chỉ còn 8,59%. Cụ thể, so với năm 2018 giảm 73.263.567.527 đồng ứng với tốc độ giảm 57,08%, nguyên nhân là vì chi phí SXKD cơ bản dở dang của Công ty giảm xuống do một số
TSCĐ đang trong quá trình mua sắm, sửa chữa lớn đã được bàn giao, lắp đặt để đưa vào quy trình sản xuất.