MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 32 - 33)

Để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới phát triển bền vững, xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

Đối với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

Quốc hội sớm xem xét tổng kết đánh giá việc thực hiện Luật Thuế BVMT để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, nhằm đảm bảo chính sách thuế BVMT là một công cụ kinh tế quan trọng góp phần hạn chế việc sản xuất và sử dụng hàng hóa gây ÔNMT, khuyến khích sản xuất, sử dụng hàng hóa thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Chính phủ nghiên cứu bổ sung các hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường sinh thái vào đối tượng chịu thuế BVMT. Đối với mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu đề nghị tăng thuế BVMT, hoặc quy định nhập khẩu có điều kiện để cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra, cấp phép. Đối với các mặt hàng thuộc nhóm đối tượng chịu thuế BVMT, đề nghị xem xét giữ ổn định khung biểu thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan có những giải pháp, chương trình, tiêu chuẩn, đặt ra những chỉ số đo lường về mặt ô nhiễm một cách cụ thể, có văn bản hướng dẫn rõ ràng và biện pháp

chế tài nghiêm khắc để điều chỉnh các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật liên quan đến môi trường.

Hiện nay, các mặt hàng chịu thuế BVMT chưa được cụ thể hóa theo từng mã HS, nên cơ quan hải quan gặp khó khăn trong kiểm tra xác định và dễ xảy ra tranh luận giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Biểu thuế BVMT, trong đó cụ thể hóa tên hàng và mã HS của mặt hàng chịu thuế theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam để thực hiện thống nhất.

Hệ thống VNACCS (đăng ký thủ tục hải quan) hiện nay chưa có chức năng cảnh báo đối với các mặt hàng chịu thuế BVMT nên dễ phát sinh sai sót trong quá trình kiểm tra, phát hiện tại khâu đăng ký tờ khai. Kiến nghị Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) bổ sung chức năng cảnh báo trên hệ thống VNACCS đối với các mặt hàng chịu thuế BVMT.

Đối với TP. Hồ Chí Minh

UBND TP tiếp tục chỉ đạo Cục thuế, Cục Hải quan và các Sở, ngành, quận - huyện thường xuyên thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế BVMT đến cộng đồng các doanh nghiệp; công khai thủ tục hành chính thuế, chính sách thuế tại nơi giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

việc chấp hành pháp luật về thuế, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ lẻ sản xuất sản phẩm không thân thiện với môi trường, đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

UBND TP chỉ đạo Sở TN&MT, các quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền về nguy cơ ô nhiễm nhựa, ni lông và hạn chế sử dụng, thải bỏ rác thải nhựa dùng một lần trên địa bàn quận, huyện; vận động các đối tượng cá nhân, tổ chức bán lẻ, đặc biệt là tiểu thương tại chợ, hệ thống siêu thị không cấp phát miễn phí túi ni lông cho người tiêu dùng; tập trung kiểm soát ÔNMT về rác thải nhựa đảm bảo 100% chất thải trên địa bàn quận, huyện được thu gom và xử lý đúng quy định, trong đó 50% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt được tái chế; triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo Quyết định số 44/2018/ QĐ-TP ngày 14/11/2018 của TP.

Bên cạnh đó, Cục Thuế, Cục Hải quan TP thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường công tác cải cách hành chính, góp phần đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng, chống trốn thuế hiệu quả■

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)