HEINEKEN Việt Nam

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 47)

triển bền vững (NCSD) 2019 gần đây tại Hà Nội, ông Jacco van der Linden - Tổng Giám đốc Điều hành, HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ về mô hình kinh tế tuần hoàn mà Công ty đang áp dụng cũng như những lợi ích mà mô hình này mang lại.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN KINH TẾ TUẦN HOÀN

Phát triển bền vững luôn là trọng tâm cốt lõi trong mọi hoạt động của HEINEKEN Việt Nam, vì vậy Công ty đã áp dụng các yếu tố của mô hình kinh tế tuần hoàn ngay từ những ngày đầu hoạt động. Thực tiễn áp dụng các sáng kiến tại HEINEKEN Việt Nam cho thấy, mô hình này không chỉ giúp giảm phát thải mà còn tạo ra giá trị cho xã hội. Tiến tới mục tiêu không rác thải cần chôn lấp, HEINEKEN Việt Nam đã tái sử dụng hoặc tái chế gần như toàn bộ (khoảng 99%) phế thải và phụ phẩm của quá trình sản xuất. Theo đó, bã hèm và men thừa đều được tái sử dụng làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi; các nguyên vật liệu khác như thủy tinh, bìa các-tông, nhôm, nhựa và giấy đều được tái sử dụng hoặc tái chế. Công ty cũng xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn loại A trước khi trả về môi trường một cách an toàn, sử dụng cho mục đích tưới cây và làm vệ sinh tại các nhà máy.

Đặc biệt, hầu hết các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam đều sử dụng nhiệt năng từ nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon. Công ty hướng đến mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường, không chỉ trong sản xuất mà còn thông qua việc tối ưu hóa hoạt động kho vận. Bằng việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, HEINEKEN Việt Nam đã giảm 2.500 tấn phát thải CO2 chỉ riêng trong khâu kho vận trong năm 2018.

Một dự án khác mà Công ty triển khai thành công, đó chính là sáng kiến tái chế nắp chai bia Tiger – một minh chứng rõ nét cho những lợi ích mà kinh tế tuần hoàn có thể mang lại cho xã hội. Thông qua việc thu gom nắp chai bia và tái chế thành vật liệu sắt để xây cầu hỗ trợ cộng đồng, sáng kiến này đã thúc đẩy tái chế và giảm rác thải; cải thiện cơ

sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng; đồng thời nâng cao hình ảnh của nhãn hiệu bia Tiger với tinh thần đánh thức bản lĩnh, hành động sáng tạo để hỗ trợ cộng đồng. Đến nay dự án đã xây được hai cây cầu từ nguyên liệu nắp chai bia tái chế ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, và cây cầu thứ ba tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2020.

Nền kinh tế tuần hoàn chính là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, nơi các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, sau đó phế thải bị đưa đi chôn lấp thậm chí là thải ra môi trường tự nhiên.Trong khi đó, nền kinh tế tuần hoàn tập

trung vào việc tái sử dụng và tái chế nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả các tài nguyên được đưa vào sử dụng. Điều này sẽ giúp BVMT thông qua việc giảm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp. Đồng thời, nền kinh tế tuần hoàn cũng giúp mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí. Qua thực tiễn áp dụng tại HEINEKEN Việt Nam, từ việc hướng tới không rác thải cần chôn lấp, xử lý nước thải an toàn tới sử dụng năng lượng sinh khối, có thể thấy mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường, xã hội mà còn hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh. Bằng việc áp dụng mô

VHEINEKEN Việt Nam được vinh danh trong top 3 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)