HỆ SINH THÁI SAN HÔ BIỂN TẠI VỊNH VÂN PHONG

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 42 - 43)

bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Vân Phong

TS. DƯ VĂN TOÁN

Viện Nghiên cứu biển và hải đảo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), cách trung tâm thành phố Du lịch Nha Trang khoảng 60 km về phía Bắc, là một trong 10 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam. Nghị quyết số 36-NQ/TW khoảng 60 km về phía Bắc, là một trong 10 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 coi Vân Phong như một động lực phát triển kinh tế miền Trung. Do vậy, cần phân tích một số nguy cơ tác động đối với các hệ sinh thái (HST) biển để làm cơ sở đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên môi trường biển trong chiến lược phát triển tổng thể vịnh Vân Phong.

HỆ SINH THÁI SAN HÔ BIỂN TẠI VỊNH VÂN PHONG VỊNH VÂN PHONG

Vịnh Vân Phong thuộc phía Bắc, tỉnh Khánh Hòa có độ sâu trung bình 20-27 m, kín gió, nằm gần đường hàng hải quốc tế, có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, với phong cảnh đẹp, HST đa dạng, khí hậu ôn hòa thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du lịch biển và nuôi hải sản. Kết quả nghiên cứu mới cho thấy, rạn san hô (RSH) ở vịnh Vân Phong phân bố rộng, không đồng nhất và chủ yếu tập trung ở các khu vực dọc ven bờ ở phía Nam như Xuân Tự, Ninh Phước, Ninh Tịnh, xung quanh các đảo Hòn Lớn (phía Nam và Đông Nam), Điệp Sơn, Hòn Ông, Hòn

Đen, Hòn Mỹ Giang và các đảo nhỏ trong vũng Bến Gỏi, và dọc bán đảo Hòn Gốm (Khải Lương, Vũng Cổ Cò)... Tổng diện tích RSH phân bố trong vịnh Vân Phong khoảng 1.618 ha, trong đó các khu vực có diện tích lớn gồm Vũng Ké (113 ha), Hòn Bịp (107 ha) và Xuân Tự (240 ha). Tuy nhiên, ở những khu vực có diện tích lớn này chủ yếu là các bãi san hô chết và có một số tập đoàn san hô sống phân bố.

Khu vực vịnh Vân Phong có tổng cộng 998 loài thuộc 648 giống và 175 họ của 6 nhóm sinh vật rạn chủ yếu (san hô cứng tạo rạn, cá RSH, thân mềm, giáp xác, da gai và giun nhiều tơ) trên các RSH. Thành phần san hô cứng tạo rạn đã xác định được 294 loài thuộc 67 giống và 14 họ, trong đó các họ có số lượng loài cao gồm Acroporidae (94 loài), Merulinidae (63 loài), Lobophylliidae (26 loài). Đặc biệt, tại vịnh Vân Phong, các

nhà khoa học biển Việt Nam thuộc Viện Hải dương học Nha Trang đã xác định được 267 loài cá RSH, thuộc 106 giống và 42 họ, trong đó, họ cá thia có thành phần loài phong phú nhất (52 loài), tiếp theo là cá bàng chài (44 loài), cá bướm (25 loài), cá mó (16 loài), cá sơn (12 loài) và một số họ cá có giá trị thực phẩm cao.

Bên cạnh đó, nơi đây có nhóm động vật thân mềm với số lượng loài nhiều nhất, 169 loài thuộc 127 giống và 58 họ. Trong tổng số loài nêu trên, các họ có số loài cao gồm Trochidae (17 loài), Rissoidae (14 loài), Triphoridae (13 loài), Veneridae và Turridae (mỗi họ 9 loài), Turbinidae và Muricidae (mỗi họ có 8 loài) và Mytilidae (7 loài). Nhóm giáp xác cũng đã xác định được trên 68 loài thuộc 39 giống và 8 họ, trong đó họ Xanthidae có 39 loài, tiếp theo là Pilumnidae (12 loài) và họ Portunidae (8 loài)…

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)