THÀNH PHỐ SURABAYA THỰC HIỆN ĐỔI CHAI NHỰA LẤY VÉ XE

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 63)

HIỆN ĐỔI CHAI NHỰA LẤY VÉ XE BUÝT

Theo cơ quan Thống kê Trung ương và Hiệp hội công nghiệp nhựa Inđônêxia, trung bình mỗi năm quốc gia này thải ra môi trường khoảng 64 triệu tấn rác thải, trong đó 3,2 triệu tấn rác sẽ theo các con sông đổ ra biển, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói là khi trôi ra biển, rác thải nhựa có thể cần tới hơn 400 năm để phân hủy và chúng sẽ phân rã thành các mảnh vi nhựa, là mối đe dọa cho hệ sinh thái biển và sức khỏe con người. Một nghiên cứu của trường Đại học Georgia, Mỹ chỉ ra rằng, có khoảng 28% số cá đang tiêu thụ tại Inđônêxia có chứa hạt vi nhựa. Bộ trưởng Bộ Thủy sản Inđônêxia Susi Pudjiastuti cảnh báo, nếu tiếp tục xả rác ra biển thì tới năm 2030, nhựa sẽ nhiều hơn cá, đồng thời đề nghị người dân hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng nhựa trong cuộc sống hàng ngày và Chính phủ nên kết hợp với chính quyền địa phương kêu gọi các doanh nghiệp giảm sản xuất các sản phẩm nhựa một lần, thay vào đó là những sản phẩm nhựa có

thể tái chế hoặc sản phẩm giấy, nhằm thực hiện hiệu quả cam kết với thế giới về việc sẽ giảm 70% số rác thải nhựa vào năm 2025.

Mới đây, chính quyền TP. Surabaya, nằm ở phía Đông đảo Java, miền Bắc Inđônêxia, nơi có 2,9 triệu người dân sinh sống đã triển khai Chương trình đổi rác thải nhựa lấy vé xe buýt, đây là một giải pháp hữu hiệu, vừa giảm lượng rác thải, vừa giải quyết tình trạng ách tắc giao thông. Theo Chương trình, 3 chai nhựa cỡ lớn, 5 chai nhựa cỡ trung bình hoặc 10 chiếc cốc nhựa sẽ đổi được 1 vé xe buýt với hành trình kéo dài 1 giờ và không hạn chế điểm dừng. Điều kiện đổi là những chai lọ hay cốc không bị vỡ vụn và phải được làm sạch trước khi đem đổi vé. Chương trình đã mang lại hiệu quả, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng tích cực của người dân Surabaya, hiện trung bình mỗi tuần có 16.000 người đến đổi rác nhựa lấy vé xe buýt. Giới chức TP.

Surabaya cũng bổ sung thêm 20 chiếc xe buýt mới, trên mỗi xe trang bị các thùng rác tái chế để thu gom rác thải của hành khách. Ước tính, trong một tháng, gần 6 tấn rác nhựa được thu gom và chuyển trực tiếp đến các nhà máy tái chế để xử lý.

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)