Nhân nuôi bảo tồn thành công loài Cá cóc Việt Nam

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 61)

ĐẶNG HUY PHƯƠNG

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

PHẠM THỊ NHÂM

Hội Sinh thái học Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam, đã ghi nhận 7 loài cá cóc, bao gồm: Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali), Cá cóc Quảng Tây (Paramesotriton guangxiensis), Cá cóc sần (Tylototriton asperrimus), Cá cóc gờ sọ mảnh (Tylototriton anguliceps), Cá cóc Nam Lào (Tylototriton notialis), Cá cóc Việt Nam (Tylototriton vietnamensis), Cá cóc zig-lơ (Tylototriton ziegleri). Trong đó có nhiều loài mới được phát hiện trong thời gian gần đây như Cá cóc zig-lơ và Cá cóc gờ sọ mảnh.

Tuy nhiên, do môi trường sống bị phá hủy, bị săn bắt nuôi làm sinh vật cảnh và lây nhiễm dịch bệnh khiến cho quần thể của các loài cá cóc bị suy giảm nghiêm trọng. Chính vì thế, 4 trong số 7 loài Cá cóc ở Việt Nam được đưa vào Danh lục đỏ IUCN (2019), trong đó 2 loài Cá cóc Việt Nam và Cá cóc Quảng Tây được xếp ở bậc EN (Nguy cấp), 2 loài Cá cóc Nam Lào và Cá cóc zig-lơ ở bậc VU (sẽ nguy cấp). Loài Cá cóc Tam Đảo và Cá cóc Việt Nam có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc EN (Nguy cấp). Hơn nữa, tất cả các loài cá cóc phân bố ở Việt Nam đã được đưa vào Nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/1/2019 và Phụ lục II của CITES (2019) để kiểm soát tình trạng buôn bán trái phép các loài này. Vì vậy, các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu, nhân nuôi bảo tồn các loài cá cóc, nhằm nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái, xây dựng mô hình nhân nuôi sinh sản trong điều kiện bán hoang dã làm gia tăng số lượng cá thể để thả về tự nhiên.

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)