của các đoàn thể nhân dân trong xây dựng nông thôn mới
TS. TRẦN VĂN MIỀU - Phó Chủ tịch
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE)
Ngày 5/8/2008, BCH Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết số 26-NQ/TW là xây dựng nông thôn mới (NTM) và phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng NTM được xác định là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nghiên cứu “Tăng cường sự tham gia BVMT của ngành Dân vận và các tổ chức chính trị - xã hội” tại một số tỉnh khu vực đồng bằng Bắc bộ (năm 2016), khu vực miền Trung và Tây Nguyên (năm 2015) của Tổng cục Môi trường và “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan, môi trường ở cấp xã trong xây dựng NTM vùng đồng bằng Bắc bộ và khu vực Tây Nam Bộ” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2008 - 2019) cho thấy, các đoàn thể nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp) giữ vai trò quan trọng trong xây dựng NTM nói chung và trong BVMT nói riêng. Theo đó, hoạt động BVMT của các đoàn thể nhân dân trong xây dựng NTM bao gồm: Truyền thông vận động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và xây dựng hành vi của người dân đối với công tác BVMT (khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan môi trường); Phát động và tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân chung tay BVMT” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; Xây dựng mô hình quần chúng chung tay BVMT; Huy động quần chúng chung tay xây dựng NTM; Xây dựng chính sách và pháp luật có liên quan đến môi trường.
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC ĐOÀN THỂ CỦA CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN
Người dân đánh giá cao vai trò của các đoàn thể nhân dân trong tham gia khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ cảnh quan và môi trường
Theo kết quả nghiên cứu tại 30 xã thuộc 15 huyện của 5 tỉnh (Hải Dương, Nam Định, An Giang, Bến Tre và Cà Mau) có tới 99,8% người dân cho rằng, các đoàn thể nhân dân đã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về BVMT cho đoàn viên, hội viên và người dân; 99,3% có phát động và tổ chức thực hiện phong trào quần chúng tham gia BVMT; 97,8% có tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường; 87,7% có tổ chức tình nguyện của người dân tham gia bảo vệ cảnh quan và môi trường; 93,8% có xây dựng các mô hình quần chúng tham gia bảo vệ cảnh quan và môi trường; 78,6% có tham gia phản biện xã hội và 80,1% có tham gia kiểm tra, giám sát đối với các dự án thực hiện tại địa phương có liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường.
Nhìn chung, các đoàn thể nhân dân ở cấp xã và cấp thôn đã phát huy vai trò của mình trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ cảnh quan và
môi trường trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, hoạt động của các đoàn thể nhân dân không đồng đều, hoạt động truyền thông vận động, phát động phong trào tình nguyện; xây dựng mô hình tự quản đạt mức độ cao, còn công tác tham gia phản biện xã hội, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đạt mức độ trung bình. Điều đó, phù hợp với thực trạng hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ cảnh quan và môi trường trong xây dựng NTM.
Đánh giá của người dân về hiệu quả tham gia BVMT của các đoàn thể nhân dân trong xây dựng NTM
Phân tích kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy, người dân tại các địa phương đều đánh giá không cao về việc tổ chức các hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong tham gia quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường của các đoàn thể nhân dân trong xây dựng NTM. Mức độ hoạt động tốt được người dân đánh giá. Phát động và tổ chức thực hiện phong trào quần chúng tham gia BVMT đạt mức độ tốt là 79,3%; Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư chỉ đạt 74,8%; Tuyên truyền và phổ biến chính sách và pháp luật cho đoàn viên, hội viên và người dân, mức độ tốt chỉ đạt 85,8%; Xây dựng các mô hình quần chúng tham gia
quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường, mức độ tốt chỉ đạt 60,4%. Tổ chức tình nguyện của người dân tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường đạt 64,4%. Còn lại các hoạt động: Tham gia phản biện xã hội và kiểm tra, giám sát đối với các dự án thực hiện tại địa phương có liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường, mức độ tốt đạt ở mức trung bình thấp (đạt xấp xỉ 60%). Từ số liệu khảo sát cho thấy phù hợp với thực tế, bởi các hoạt động của đoàn thể nhân dân chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, còn hình thức và đặc biệt thiếu trình độ, năng lực để thực hiện việc phản biện xã hội, kiểm tra, giám sát BVMT trong xây dựng NTM.
Đánh giá việc huy động cộng đồng dân cư tham gia BVMT của các đoàn thể nhân trong xây dựng NTM
Số liệu khảo sát minh chứng rằng, người dân được khảo sát đánh giá mức độ thu hút người dân tham gia các hoạt động của đoàn thể không cao (mức cao nhất chỉ đạt 68,9%). Cụ thể: Tuyên truyền và phổ biến chính sách và pháp luật cho đoàn viên, hội viên và người dân, chỉ đạt 68,9%; Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường, đạt 50,0%; Tham gia phản biện xã hội đối với các dự án thực hiện tại địa phương có liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường đạt 26,7%; Tham gia kiểm tra, giám sát đối với các dự án thực hiện tại địa phương có liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường chỉ đạt ở mức rất thấp (22,8%). Kết quả khảo sát phù hợp với thực tế, bởi các đoàn thể nhân dân thiếu năng lực, nhất là trình độ và kỹ năng tham gia phản biện xã hội, kiểm tra, giám sát thực hiện BVMT ở địa phương.
Đề xuất của người dân về đoàn thể nhân dân là người đại diện cho cộng đồng dân cư tham gia BVMT
Nghiên cứu cho thấy, đa số người dân đồng tình với việc giao cho Ban Mặt trận ở cấp thôn và Mặt trận ở cấp xã là người đại diện cho cộng đồng dân cư tham gia BVMT (chiếm 64,4%). Trong khi đó, người dân chỉ đề xuất giao cho Hội Nông dân là 34,4%, Hội Liên hiệp phụ nữ 1,1%. Các tổ chức còn lại không được người dân đề xuất.
Đề xuất của người dân phù hợp với các quy định của Đảng và Nhà nước bởi các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là thành
viên tập thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban Mặt trận Tổ quốc ở cộng đồng có các thành viên tập thể như chi Hội Nông dân, chi Đoàn Thanh niên, chi Hội Phụ nữ, chi Hội Cựu chiến binh, chi Hội Thanh niên, chi Hội Chữ thập đỏ, chi Hội Người cao tuổi, chi Hội Khuyến học… Mặt khác, thực hiện Nghị quyết lần thứ sáu ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, nhiều cấp xã thực hiện mô hình gộp Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đặc thù thành Ban Mặt trận và các đoàn thể, do Chủ tịch Mặt trận làm trưởng ban. Nghị quyết lần thứ sáu đã đưa ra giải pháp thực hiện đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc và bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền”. Từ những phân tích trên, việc xác định Ban Mặt trận là đại diện của cộng đồng dân cư trong tham gia BVMT, bảo tồn thiên nhiên là hợp lý. Đề xuất này sẽ góp phần vào việc sửa Chương XV Luật BVMT năm 2014.