NGUY CƠ SUY GIẢM CÁC LOÀI ĐỘNG, THỰC VẬT VÀ THỦY, HẢ

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 57)

ĐỘNG, THỰC VẬT VÀ THỦY, HẢI SẢN TRONG TỰ NHIÊN

Bình Định có 8 hệ sinh thái (HST), bao gồm: Rừng tự nhiên, rừng thứ sinh; rừng tre nứa, trảng cỏ, cây bụi; HST nông nghiệp; thủy vực nước ngọt; đầm phá; rạn san hô… Trong đó, hầu hết các HST đều có tính ĐDSH cao, chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động phát triển kinh tế và sự can thiệp trực tiếp của con người. Hiện Bình Định có diện tích rừng tự nhiên là 199.333 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Phù Cát, Vân Canh, với nhiều loài động vật, thực vật quý, hiếm. Về thực vật, có 2.269 loài thuộc 989 chi, 219 họ và 6 ngành, trong đó có 222 loài thực vật bậc cao quý, hiếm, có tên trong Danh lục đỏ của IUCN (2015), Sách đỏ Việt Nam (2007) như dẻ, re, sao mặt quỷ, lát, gội, giổi, sồi, sến, thông nàng, hoàng đàn giả… Về hệ động vật, Bình Định có 53 loài bò sát quý, hiếm có tên trong Danh lục đỏ IUCN, trong đó có 17 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, với 4 loài cực kỳ nguy cấp là trăn đất, trăn gấm, rắn hổ mang chúa và rùa hộp ba vạch; 215 loài chim quý hiếm, trong đó có nhiều loài số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao như công, cò thìa, ác là, gà lôi hồng

tía, trĩ sao; 92 loài thú, trong đó có các loài đặc hữu như mang lớn, vượn má hung, chà vá chân xám... Ngoài ra, Bình Định có hệ thống đầm phá đặc trưng của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, bao gồm 3 đầm lớn: Thị Nại, Trà Ổ, Đề Gi. Nguồn lợi thủy sản trong đầm khá phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầm Thị Nại là sinh cảnh sống của nhiều loài, qua khảo sát có 85 loài thực vật phù du, 64 loài động vật phù du, 181 loài động vật đáy, 136 loài rong và thực vật bậc cao, 100 loài động vật thân mềm, 14 loài tôm, 119 loài cá, 30 loài chim. Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, hiện nay năng suất khai thác tự nhiên ở đầm Thị Nại đã giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, năng suất nhuyễn thể giảm 67%; tôm giảm trên 65%; cá giảm 47%; ghẹ, cua giảm 25%… so với cách đây 10 năm.

Theo nhận định của các chuyên gia, những năm gần đây, xu thế biến đổi ĐDSH ngày càng rõ rệt, cụ thể: Số lượng cá thể động, thực vật quý, hiếm đang giảm dần các cấp độ khác nhau; các loài thủy sinh vật, đặc biệt là tôm, cá có giá trị kinh tế bị giảm sút nhanh chóng, thậm chí một số loài như cá chình mun, rùa biển đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Mặt khác, việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành khu kinh tế, khu công nghiệp, sân golf, khu vui chơi giải trí đã tác động đến nơi

cư trú của nhiều loài sinh vật bản địa. Bên cạnh đó, các bãi giống thủy sản ngày càng bị thu hẹp hoặc biến mất do hoạt động bồi đắp đầm và tình trạng ô nhiễm môi trường do nước của các hồ tôm xả trực tiếp ra môi trường. Lượng chất thải rắn phát sinh trong các ao nuôi, bao gồm thức ăn thừa, phân tôm, tảo, mùn hữu cơ cũng khá lớn trên các bãi cát gần khu vực nuôi tôm… Nhiều hoạt động khai thác mang tính hủy diệt như: Giã cào ven bờ, chất nổ, xung điện, xiếc máy, khai thác ở khu vực bãi đẻ, mùa vụ, nơi sinh sống tập trung của nhiều loài thủy sản, gây mất cân bằng sinh học, dẫn đến phá hủy HST. Mặt khác, tình trạng khai thác quá mức nguồn nước ngầm một cách tràn lan và việc lạm dụng quá mức ở các giếng khoan dễ dẫn đến sụt lún địa tầng, tăng xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền. Việc du nhập nhiều thủy sinh vật ngoại lai như cá cảnh, cá nước ngọt, nước lợ, các loại tôm, giáp xác… làm giống bản địa bị mai một. Ngoài ra, hoạt động săn bắn, mua bán trái phép các loài ĐVHD làm nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)