KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 46)

HÌNH THÍ ĐIỂM

Để đảm bảo việc thành công của mô hình thí điểm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BVMT nói chung và quy trình, kỹ thuật trong phân loại, thu gom, xử lý CTRSH tại nguồn cho người dân. Trong quá trình triển khai, hàng tuần các cán bộ của nhóm kết hợp với chính

quyền xã đến từng hộ kiểm tra việc thực hiện. Sau một tháng triển khai mô hình thí điểm, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh đã giảm đáng kể. Cụ thể, lượng rác thải giảm từ 1.800 kg/tuần xuống còn 1.200 kg/ tuần (tuần 1), 1.000 kg/tuần (tuần 2), 900 kg/tuần (tuần 3 và tuần 4). Như vậy có thể thấy, lượng rác thải sinh hoạt tại thôn Miếu đã giảm 50% sau 1 tháng thí điểm mô hình phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn. Việc giảm lượng phát sinh rác thải sinh hoạt (chủ yếu là rác thải hữu cơ) dẫn đến hạn chế mùi hôi, nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn đất, nước ngầm, nước mặt.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, mỗi hộ dân sẽ tiết kiệm được 161.000 đồng/hộ/ năm do người dân tự ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, giảm chi phí thuê thu gom rác thải, mua sắm dụng cụ, bảo dưỡng, sửa chữa chuyên dụng, trang phục bảo hộ lao động cho công nhân, giảm chi phí dầu, điện phục vụ cho đốt rác… Bên cạnh đó, sau khi áp dụng thí điểm mô hình, 71,7% người dân đã biết cách phân loại rác thải chính xác, còn lại 28,3% người dân còn phân loại chưa đúng. Đồng thời, 53,3% người dân đánh giá việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn là quan trọng. Đây là sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của người dân về công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, mỗi hộ dân sẽ tiết kiệm được 161.000 đồng/hộ/ năm do người dân tự ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, giảm chi phí thuê thu gom rác thải, mua sắm dụng cụ, bảo dưỡng, sửa chữa chuyên dụng, trang phục bảo hộ lao động cho công nhân, giảm chi phí dầu, điện phục vụ cho đốt rác… Bên cạnh đó, sau khi áp dụng thí điểm mô hình, 71,7% người dân đã biết cách phân loại rác thải chính xác, còn lại 28,3% người dân còn phân loại chưa đúng. Đồng thời, 53,3% người dân đánh giá việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn là quan trọng. Đây là sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của người dân về công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Trong quá trình triển khai thí điểm, nhóm nghiên cứu

cũng gặp một số khó khăn như: Một bộ phận người dân chưa thực sự nhận thức đúng tầm quan trọng, lợi ích của việc phân loại rác; Tỷ lệ nhóm người trẻ tương đối thấp (chiếm 32%), còn lại là nhóm người cao tuổi (chiếm 68%); Phụ nữ là người trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý CTRSH tại nguồn, tuy nhiên, nam giới có xu hướng hiểu biết về rác thải sinh hoạt cao hơn nữ giới; Đa số các hộ dân chưa tham gia mô hình đều chờ các khoản trợ giúp dụng cụ và hướng dẫn thực hiện, chưa chủ động; Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ với cán bộ phụ trách môi trường và các đoàn thể của địa phương, chủ yếu cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ triển khai, kiểm tra nên hiệu quả chưa cao.

Từ những kết quả nêu trên, nhóm đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mô hình thí điểm và nhân rộng mô hình như: Thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho người dân về môi trường từ những điều cơ bản nhất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa đài, khẩu hiệu,... hay các buổi tập huấn. Đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra hiệu quả việc triển khai thực hiện các mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)