“THẦN MAI” 300 NĂM TUỔ

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 60 - 61)

Cùng với hai cây đa, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre còn có một cây cổ thụ khác được công nhận là Cây Di sản cấp quốc gia, đó là cây Bạch mai, hay còn gọi là mai khê, nam mai, mai mù u vì có hoa giống hoa mù u, được người dân xưng tụng với nhiều tên gọi khác nhau như: “Cổ thụ mai, “Thần mai”, “Danh mộc bạch mai”, “Lão Bạch mai”... Đây còn là loài mai cổ thụ độc nhất vô nhị gắn liền với sự hình thành của vùng đất phương Nam từ thời khai hoang, mở cõi, đã nằm áng ngữ ở sân Đình Phú Tự (ấp Phú Tự, xã Phú Hưng, TP. Bến Tre) suốt hơn 300 năm qua, có sức sống mãnh liệt và được nhiều thế hệ người dân nơi đây quý trọng, tự hào, cùng nhau chăm sóc, giữ gìn, xem như là tài sản chung.

Cây Bạch mai cao khoảng 14 m, trải qua hơn 3 thế kỷ, hiện thân cây chính không còn, do ảnh hưởng của cơn bão vào năm Thìn (1952), nhưng từ gốc cây cũ đã mọc ra 9 nhánh, các nhánh trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7 - 8m, tỏa thành tán rộng, chiếm diện tích cả trăm m2, che mát khắp sân Đình, tượng trưng cho mảnh đất chín rồng (Cửu Long). Dưới gốc Bạch mai trăm tuổi có một tấm bia gọi là “Bạch Mai Bi Ký”, được dựng vào Tết Canh Thân, năm 2000. Trên bia có ghi: “Phương Nam thời mở cõi/Rừng rậm cồn hoang/Sấu nghé cọp gầm/ Sông sâu nước chảy/Xứ cù lao bốn phương tụ hội/Người Bến Tre mở đất lập làng/Nước ngọt cây xanh, đất lành chim đậu/Đình Phú Tự nhớ về nguồn cội/Trồng Bạch mai ghi dấu người xưa/Khí thiêng sinh hoa quý/Đất linh trổ người tài/Ba trăm năm một cội thần mai/Trải mưa

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)