MÔ HÌNH ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 45 - 46)

sinh hoạt tại nguồn ở xã Thụy Chính,

tỉnh Thái Bình

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI - NGUYỄN HẢI YẾN

Viện Khoa học môi trường, Tổng cục Môi trường

Việt Nam hiện có hơn 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm khoảng 76.5% số dân của cả nước. Trung bình mỗi ngày, khu vực nông thôn phát sinh khoảng hơn 31 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), với thành phần chủ yếu là hữu cơ và vô cơ. Tỷ lệ rác thải hữu cơ phát sinh trong CTRSH tương đối cao, chiếm khoảng 60 - 70%. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40 - 55% so với lượng CTRSH phát sinh và hoàn toàn không thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn. Do vậy, việc tìm ra một mô hình quản lý CTRSH đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng và dễ nhân rộng là rất cần thiết để giải quyết bài toán về CTRSH khu vực nông thôn.

Áp dụng kết quả nghiên cứu, tổng hợp từ các mô hình đang triển khai trong toàn quốc, mô hình thí điểm phân loại, thu gom, xử lý CTRSH tại nguồn đã được Viện Khoa học Môi trường triển khai tại xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN THÍ ĐIỂM THÍ ĐIỂM

Xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 80 km đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015 và phấn đấu về đích là xã NTM nâng cao năm 2019.

Với số dân hơn 4.700 người, những năm gần đây, lượng rác thải sinh hoạt tại xã Thụy Chính có xu hướng gia tăng, song công tác thu gom và xử lý CTRSH chưa được quan tâm đúng mức, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Hiện tại, xã đã có khu xử lý rác tập trung, 4 tổ (12 người) thực hiện thu gom rác thải trên địa bàn toàn xã, với tần

suất 1-2 lần/tuần vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, công tác thu gom và xử lý CTRSH chưa được quan tâm đúng mức, việc xử lý chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp.

Với mục tiêu quyết tâm về đích NTM nâng cao đúng kế hoạch, chính quyền xã mong muốn tìm ra giải pháp hữu hiệu cho công tác BVMT nói chung và giải quyết vấn đề chất thải rắn nói riêng, từng bước nâng cao ý thức BVMT cho người dân.

Xã Thụy Chính gồm 3 thôn: Miếu, Chính và Hòe Nha nhưng để thống kê kết quả dễ dàng, nhóm nghiên cứu lựa chọn thôn Miếu tiến hành áp dụng thí điểm mô hình. Theo số liệu điều tra thực tế vào tháng 11/2019, thôn Miếu có tổng số 395 hộ gồm 1.291 nhân khẩu. Tổng lượng rác thải phát sinh 1.800

kg/tuần, lượng rác bình quân theo hộ là 0,7kg/hộ/ngày, lượng rác bình quân theo đầu người 0,19 kg/người/ngày. Khối lượng rác thải sinh hoạt của cả thôn Miếu là 245,3kg/ ngày.

MÔ HÌNH ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM THÍ ĐIỂM

Với mục tiêu giảm lượng rác thải ra môi trường, rác thải ra môi trường chỉ còn rác thải vô cơ không tái chế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí điểm mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTRSH tại nguồn như sau:

CTRSH trước khi được đưa đi thu gom và xử lý, được phân loại ngay tại hộ gia đình theo các bước: Phân loại (chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải vô cơ; chất thải nguy hại), sau đó, chất thải hữu cơ và vô cơ được bỏ vào 2 thùng, hoặc túi riêng biệt có màu

VHội nghị tập huấn phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn cho 500 hộ dân của 3 thôn: Miếu, Chính, Hòe Nha

sắc khác nhau để dễ phân biệt. Đối với chất thải nguy hại, do số lượng ít nên gia đình có thể tận dụng thùng nhỏ, túi ni lông để thu gom. Với chất thải vô cơ có thể tái chế, tái sử dụng sẽ được thu gom, bán cho các đơn vị thu mua phế liệu, hoặc chi hội phụ nữ thôn/ xã để giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Phần CTRSH hữu cơ tại mỗi hộ gia đình sẽ được băm nhỏ (nếu cần) và đưa vào trộn với chế phẩm vi sinh, ủ trong môi trường yếm khí thành phân compost ngay trong sân vườn bằng hố đào trong vườn có nắp đậy.

Đối với những hộ dân không có diện tích vườn, chất thải hữu cơ đã phân loại được thu gom đến hầm ủ trộn chế phẩm vi sinh xử lý tập trung của địa phương. Còn chất thải vô cơ không thể tái chế sẽ được thu gom theo quy định của xã (1-2 lần/tuần).

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)