HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN LOÀI CÁ CÓC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 62)

phần bảo tồn ĐDSH của đất nước.

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN LOÀI CÁ CÓC VIỆT NAM LOÀI CÁ CÓC VIỆT NAM

Từ năm 2007, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Vườn thú Cologne (Đức) đã hợp tác nghiên cứu về ĐDSH và bảo tồn các loài bò sát, lưỡng cư của Việt Nam. Qua đó đã thực hiện thành công nhiều chương trình nghiên cứu đa dạng các loài bò sát và lưỡng cư ở Khu BTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang), Khu BTTN Bắc Mê (Hà Giang), Hạ Lang (Cao Bằng), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang). Cùng với đó là các chương trình nghiên cứu bảo tồn các loài bò sát, lưỡng cư quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam như Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus), Thạch sùng mí (Goniurosaurus spp.), các loài Cá cóc (Paramesotriton spp. và Tylototriton spp.) ở phía Bắc Việt Nam, Tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica) ở đảo Hòn Khoai (Cà Mau) ở phía Nam Việt Nam.

Một trong các loài lưỡng cư được đặc biệt chú trọng nghiên cứu và bảo tồn đó là Cá cóc Việt Nam. Các chương trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, quan hệ di truyền và đánh giá hiện trạng quần thể đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để xây dựng hồ sơ đưa loài Cá cóc Việt Nam vào Danh lục Đỏ IUCN (năm 2016), Phụ lục II CITES (năm 2019), Nghị định số 06/2019/ NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn loài. Chương trình bảo tồn tại chỗ và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng đã được triển khai ở một số khu BTTN như Tây Yên Tử

(Bắc Giang), Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Quảng Ninh), rừng quốc gia Yên Tử.

Một trong những nỗ lực gần đây nhất là việc chuyển giao các cá thể Cá cóc Việt Nam được nhân nuôi thành công tại Vườn thú Cologne (CHLB Đức) về Việt Nam để nhân nuôi bảo tồn. Ngày 7/11/2019, 8 cá thể Cá cóc Việt Nam được gửi từ Vườn thú Cologne, sau đó các cá thể Cá cóc Việt Nam đã được chuyển đến Trạm ĐDSH Mê Linh (Vĩnh Phúc) để nuôi cách ly và tạo nguồn con giống để phục vụ nhân nuôi bảo tồn. Việc bàn giao Cá cóc Việt Nam tại Trạm ĐDSH Mê Linh giữa Vườn thú Cologne và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn ĐDSH, góp phần phục hồi quần thể loài lưỡng cư quý hiếm này ở Việt Nam■

Một phần của tài liệu So 12 2019 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)