Cửa dầu vào;2 Đường dầu vào; 3 Rôto; 4 Stator;

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 57 - 59)

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiênliệu Phân loại được các loại bơm chuyển nhiên liệu

1. Cửa dầu vào;2 Đường dầu vào; 3 Rôto; 4 Stator;

5. Đường dầu ra; 6. Cửa dầu ra; 7. Cánh gạt; 8. Thân bơm phân phối; 9. Vít bắt chặt; 10. Mặt bích củabơm; 11. Buồng bơm. 9. Vít bắt chặt; 10. Mặt bích củabơm; 11. Buồng bơm.

Bơm chuyển nhiên liệu được bố trí trên trục truyền chính trong thân bơm chia. ồm có: rôto, stato, các phiến gạt và mặt bích chặn.

- Dọc rôto gia công 4 rãnh để lắp 4 Cánh gạt. Rôto được nối với trục truyền bởi then bán nguyệt. Mặt trong của stator được thiết kế lệch tâm với rôto.

- Mặt bích chặn được bắt vào thân bơm chia bởi 2 vít (9), trên nó có một lỗ (L) thông cửa ra của bơm chuyển nhiên với buồng bơm.

- Từ cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu được chia làm hai đường dầu, một đường vào khoang bơm qua lỗ (L), một đường đến van điều chỉnh áp suất và thông với đường dầu hồi (khi van mở).

2.2.2 Nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu.

Khi trục truyền động quay, rotor bơm (3) quay theo, lực ly tâm làm 4 cánh gạt (7) văng ra và tiếp xúc với mặt trong của stator (4), để tạo ra 4 khoang nhiên liệu có thể tích thay đổi.

Thể tích các khoang phía trái (hình 4.4) thay đổi lớn dần làm áp suất giảm nên nhiên liệu được hút vào và các khoang phía phải có thể tích giảm dần làm áp suất nhiên liệu tăng cao tại cửa đ y.

Hình 4.4. Hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu.

* Van điều chỉnh áp suất.

Hình 4.5. Van điều chỉnh áp suất.

1. Bạc điều chỉnh; 2. Lò xo; 3. Thân van; 4. Pít tông; 5. Đường dầu đến6. Lỗ cân bằng; 7. Lỗ thoát dầu dư; 8. Đế van; 9. Đường dầu nạp 6. Lỗ cân bằng; 7. Lỗ thoát dầu dư; 8. Đế van; 9. Đường dầu nạp

ồm pít tông (4) được lắp trong xy lanh (hay thân van) (3), đầu dưới pít tông tiếp xúc với cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu; lò xo (2) lắp giữa bạc điều chỉnh (1) và pít tông (4). Trên thân van có một lỗ thoát dầu dư (7) và một lỗ cân bằng áp suất (6), cả hai lỗ đều thông với đường dầu nạp (9); lỗ (6)

có nhiệm vụ cân bằng áp suất phía trên pít tông khi pít tông đi lên, ngược lại đảm bảo áp mở van chỉ phụthuộc vào sức căng lò xo, và khi pít tông đi xuống nó bù một vào lượng dầu để không tạo ra độ chân không cản trở pít tông. Đế van (8) được lắp chặt vào thân van (3).

Khi áp suất dầu ở cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu nằm trong mức quy định và chưa thắng được sức căng lò xo (2), thì pít tông (4) sẽ đóng kín đế van (8) và lỗ thoát dầu dư (7). Khi áp suất này vượt quá giá trị cho phép sẽ đ y pít tông (4) đi lên và ép lò xo (2) lại làm mở lỗ thoát dầu dư (7), dầu có áp suất cao từ cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu theo đường dầu đến (5), qua lỗ thoát dầu (7) được đ y ra đường dầu nạp (9). Tùy thuộc vào áp suất dầu ở cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu lớn hay nhỏ mà pít tông (4) mở lỗ thoát (7) nhiều hay ít, làm giảm bớt lượng dầu dư và ổn định áp suất trong buồng bơm.

Khi áp suất buồng bơm không đúng quy định, ta điều chỉnh sức căng lò xo (2) bằng cách thay đổi vị trí của bạc điều chỉnh (1).

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 57 - 59)