Lỗ nạp 2 Rãnh đứng

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 68 - 70)

- Trình bày được trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp bơm chuyển nhiênliệu Tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa được bơm chuyển nhiên liệu đúng trình tự

1. Lỗ nạp 2 Rãnh đứng

3. Rãnh chéo 4. Rãnh tròn Hình 5.2. Các loại pít tông.

+ Phần đầu của pít tông: là nơi bố chí các giờ vát (rãnh chéo) rãnh đứng và rãnh tròn với mục đích điều chỉnh lượng nhiên liệu cần cung cấp cho một hành trình, hình dạng và kích thước các rãnh chéo trên phần đầu pít tông rất đa dạng như ( hình 5.2.a,b,c)

+ Phần thân pít tông: làm nhiệm vụ dẫn hướng và đảm bảo cho pít tông được bôi trơn tốt hơn, bộ đôi pít tông– xy lanh được bôi trơn bằng chính nhiên liệu Diesel đang được cung cấp vào xy lanh.

+ Phần đuôi pít tông: là nơi nhận trực tiếp chuyển động từ con đội nơi giá lắp đĩa lò xo dưới của lò xo hồi vị và cơ cấu xoay pít tông.

- Cấu tạo xy lanh (Hình 5.3)

Xy lanh là chi tiết hình trụ rỗng, mặt ngoài thường làm hai bậc và được cố định chống xoay bằng vít hoặc chất định vị phần trên của xy lanh là nơi bố trí các lỗ nạp và lỗ xả nhiên liệu, kích thước hình dạng số lượng và bố trí lỗ nạp, lỗ xả nhiên liệu tuỳ thuộc vào kết cấu cụ thể của từng bơm.

1. Lỗ nạp.2. Rãnh đứng 2. Rãnh đứng 3. Xy lanh 4. Pít tông 5. Lỗ xả. 6. Rãnh chéo.

Hình 5.3. Cấu tạo của xy lanh lỗ nạp bằng lỗ xả.

Pít tông bơm cao áp PE chuyển động lên xuống trong xy lanh nhờ cam lệch tâm bố trí trên trục cam bơm dẫn động. Nếu để thanh răng ở vị trí nhất định thì pít tông chỉ chuyển động lên xuống trong xy lanh mà không tự xoay được. Nguyên tắc hoạt động của bơm cao áp PE tạm chia ra làm ba giai đoạn: Nạp nhiên liệu vào bơm, bắt đầu bơm và kết thúc bơm.

a. Nạp nhiên liệu (Hình 5.4 a)

Khi cam chưa tác dụng lò xo kéo pít tông bơm xuống vị trí thấp nhất hai lỗ nạp N và thoát T mở ra nhiên liệu tràn vào xy lanh qua hai lỗ nạp và thoát.

b. Bắt đầu bơm nhiên liệu (Hình 5.4 b)

Khi cam tác dụng, đ y pít tông đi lên đến lúc đỉnh pít tông đóng kín hai cửa N, T là thời điểm bắt đầu bơm áp suất trong xy lanh bơm tăng lên đ y van thoát dầu cao áp mở ra, pít tông tiếp tục đi lên để bơm nhiên liệu đến vòi phun.

c. Kết thúc bơm nhiên liệu (Hình 5.4 c)

Hình 5.4. Nguyên tắc hoạt động của bơm cao áp PE

Pít tông tiếp tục đi lên cho đến khi rãnh xiên trên pít tông mở lỗ thoát T. Lúc này nhiên liệu ở trên đỉnh pít tông thông qua rãnh thẳng đứng, qua rãnh xiên, đến rãnh ngang thoát về buồng chứa nhiên liệu trên vỏ bơm cao áp. áp suất trong xy lanh bơm giảm nhanh và van thoát cao áp lập tức đóng lại, bơm cao áp kết thúc cung cấp nhiên liệu, vòi phun kết thúc phun, pít tông bơm vẫn tiếp tục đi lên vị trí cao nhất.

Muốn thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ, người ta tìm cách xoay pít tông trong xy lanh bơm. Bằng cách dịch chuyển thanh răng để xoay pít tông bơm cho rãnh xiên của nó mở sớm hay mở muộn lỗ thoát dầu T.

Khi ta điều chỉnh thanh răng và vành răng răng thông qua cần ga để xoay pít tông bơm qua trái, rãnh xiên trên đầu pít tông bơm mở lỗ thoát dầu T muộn nhiên liệu bơm đi nhiều, vận tốc trục khủyu động cơ tăng lên.

Khi ta xoay pít tông bơm qua phải rãnh xiên mở lỗ thoát T sớm nhiên liệu bơm đi ít, vận tốc trục khuỷu giảm. Có nghĩa là khi giảm ga thời điểm kết thúc bơm sớm hơn khi tăng ga.Nếu tiếp tục xoay pít tông bơm về tận cùng phía bên phải (hình 5.4c) rãnh đứng ở trên đầu pít tông bơm đối diện với lỗ thoát dầu T, lưu lượng nhiên liệu bơm đi bằng 0, tắt máy.

Thời điểm bắt đầu bơm cố định với mọi vận tốc trục khuỷu, thời điểm kết thúc bơm thay đổi, lượng nhiên liệu cung cấp của bơm chỉ phụ thuộc vào thời điểm kết thúc bơm.

2.1.2Van triệt hồi (Van triệt hồi).

a. Chức năng.

- Ngăn không cho nhiên liệu Diesel từ đường nhiên liệu cao áp trở về bơm cao áp khi pít tông- xy lanh bơm cao áp ở hành trình hút nhiên liệu và ngăn không cho không khí trong xy lanh động cơ đi vào xy lanh bơm cao áp.

- iảm áp suất dư nhiên liệu trong đường cao áp đến giá trị cần thiết cũng như dập tắt dao động sóng của nhiên liệu trong ống dẫn cao áp đảm bảo cho quá trình phun được bắt đầu nhanh và kết thúc dứt khoát giảm khả năng phun rớt.

b. Cấu tạo van triệt hồi.

Cấu tạo van triệt hồi thông dụng được trình bày trên ( hình 5.5). Van triệt hồivà đế van là cặp chi tiết lắp ráp chính xác, khi hở hướng kính khe hở giữa van và đế van phải nằm trong khoảng (0,004-0,006) mm độ cứng bề mặt van vào khoảng (60-64) HRC.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 68 - 70)