Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu thuc-trang-thu-hut-fdi-vao-linh-vuc-cong-nghe-cao-o-tinh-thua-thien-hue-giai-doan-hien-nay692 (Trang 39 - 40)

5. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Những năm gần đây, Trung Quốc có sự phát triển thần kỳ, được ghi nhận là 1 trong 5 nền kinh tế có thu nhập quốc nội lớn nhất thế giới. Với mục tiêu “tiếp thêm sinh lực cho đất nước bằng khoa học và giáo dục”, chiến lược khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia của Trung Quốc đã tập trung sức xây dựng một hệ thống gồm nhiều lĩnh vực CNC, với đội ngũ các nhà khoa học giỏi, có đủ điều kiện và trình độ để tiến kịp các nước công nghiệp phát triển vào cuối thế kỷ này. Nhằm tăng GDP cả nước lên gấp 4 lần, đạt 4.000 tỷ USD và bình quân đầu người 3.000 USD vào năm 2020, Trung Quốc chủ trương thực hiện “con đường công nghiệp hoá mới”, lấy KH&CN và giáo dục là hai trụ cột phát triển chính. Chính phủ đã thực thi những biện pháp tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước theo đuổi chiến lược, tạo lập quan hệ với đối tác nước ngoài, nhằm thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khai thác cao nhất năng lực công nghệ của các tổ chức liên quan.

Để nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực CNC, Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ với trên 20 quốc gia trên thế giới. Chính nhờ mối quan hệ này mà nghiên cứu CNC của Trung Quốc đã trở thành một phần của R&D toàn cầu. Trung Quốc đã tăng gấp đôi chi tiêu R&D trong vòng một thập kỷ; đã có trên 862 ngàn cán bộ nghiên cứu khoa học, vượt xa Nhật Bản (chỉ sau Mỹ). Hiện nay, cứ 5 nhà nghiên cứu ở Mỹ thì có 3 là người Trung Quốc và theo dự báo cuối thế kỷ này, số lượng tiến sỹ khoa học kỹ thuật sẽ vượt Mỹ. Mặc dù còn thua kém Mỹ về đăng ký patent, song Trung Quốc đang nhích dần lên trong bảng xếp hạng, đặc biệt là những công nghệ nổi trội về thông tin, sinh học và vật liệu mới. Đó chính là cơ sở tiền đề quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút FDI vào CNC cho Trung Quốc thời bấy giờ.

Bên cạnh việc tích cực tăng lượng thu hút vốn đầu tư, Trung Quốc đang mở rộng các lĩnh vực thu hút FDI, xác định các trọng điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài để hoàn thiện và phát triển nền kinh tế trong nước. Trung Quốc sẽ cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, hoàn thiện chính sách pháp luật và biện pháp thu hút

FDI, chú trọng thu hút các công ty xuyên quốc gia đầu tư, chuyển giao công nghệ cao để đạt giá trị gia tăng cao. Đồng thời, thu hút các cơ quan nghiên cứu khai thác quốc tế đến Trung Quốc; thúc đẩy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nước trên các lĩnh vực: nghiên cứu khai thác công nghệ, nhập khẩu nguyên liệu, khai thác thị trường...

Do Trung Quốc ngày càng chú trọng đến công nghệ cao, coi đó là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nên gần đây một loạt bộ và chính quyền địa phương đã công bố các chính sách, kế hoạch và dự án liên quan đến việc phát triển công nghệ mới và công nghệ cao. Đây là một làn sóng mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực NCPT và phát triển thị trường công nghệ, quy trình và các sản phẩm mới.

Các nhà phân tích cho rằng, có 3 nguyên nhân khiến Trung Quốc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Một là, nền kinh tế Trung Quốc liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và được dự báo là sẽ vẫn tăng trưởng mạnh trong nhiều năm tới. Hai là, Trung Quốc đã thu được một khoản thặng dư thương mại lớn hàng năm và hiện có nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ, lên đến 700 tỷ USD, do vậy ngày càng củng cố địa vị siêu cường kinh tế. Ba là, do chính sách thu hút và ưu đãi các nhà đầu tư của nước này.

Một phần của tài liệu thuc-trang-thu-hut-fdi-vao-linh-vuc-cong-nghe-cao-o-tinh-thua-thien-hue-giai-doan-hien-nay692 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)