5. Phạm vi nghiên cứu
2.1.5. Hệ thống pháp luật đầu tư
Một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường pháp lý, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư pháp lý thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư và quá trình này đang ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực. Theo quyết định 1337/2009/QĐ- UBND của UBND Thừa Thiên Huế, từ ngày 15/7/2009, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi điều chỉnh của Quy định là các dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện theo Luật Đầu tư 2005 (trừ những dự án thuộc phạm vi khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu A Đớt).
Đối tượng áp dụng là dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được phép thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, với các hình thức đầu tư gồm: Đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực sản xuất.
Quyết định 1337/2009/QĐ- UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các danh mục áp dụng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư mới, trong đó:
- Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ- CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ; các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa (áp dụng cho nhà đầu tư trong nước) được quy định tại Quyết định 1466/QĐ- TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa, việc thực hiện chính sách ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư: Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: huyện Nam Đông, huyện A Lưới; Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang; các khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Danh mục dự án hỗ trợ đầu tư: Các dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư được UBND tỉnh công bố hàng năm; Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, cụm công nghiệp thuộc Quy hoạch phát triển công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt theo từng thời kỳ; Dự án sử dụng thường xuyên từ 500 lao động trở lên; cơ sở thực hiện xã hội hóa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch dử dụng đất.
Ngoài ra quyết định 1337/2009/QĐ- UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đưa ra các ưu đãi về giá thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi về đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất – nhập khẩu; hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Riêng đối với các dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư sẽ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công bố hàng năm, UBND tỉnh có thể xem xét, hỗ trợ thêm một số công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào dự án... Các dự án đã được hưởng hỗ trợ đầu tư theo các chính sách đó.
Đối với các dự án được cấp mới kể từ ngày Quy định này được ban hành và có hiệu lực thì được hỗ trợ đầu tư theo Quy định này. Ngoài ra quyết định 1337/2009/ QĐ- UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nêu rõ: nhà đầu tư chỉ được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của tỉnh theo Quy định này khi dự án được thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết.
Hệ thống chính sách khuyến khích ĐTNN.
Khi nói đến các chính sách khuyến khích đầu tư của một quốc gia, người ta thường nghĩ đến các chính sách về tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, hệ thống thuế, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ, cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính... và tất cả các yếu tố này đều có liên quan và bị ảnh hưởng bởi các quyết định của một chủ thể là chính phủ quốc gia đó. Đứng trên góc độ xem xét các chính sách khuyến khích đầu tư của một địa phương cụ thể thì hầu hết các yếu tố nói trên đều không có sự khác biệt lớn trừ một số quy định do chính quyền địa phương quy định riêng phù hợp với địa phương của mình dưới sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. Từ thực tiễn cho thấy cùng với sự phát triển kinh tế đã làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường vốn đã có sự khác biệt giữa các địa phương. Thừa Thiên Huế so
với hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn còn một khoảng cách khá xa, vì vậy, việc phát triển thị trường vốn vẫn còn rất xa vời trong nhận thức của đa số người dân. Tuy nhiên, riêng về hệ thống ngân hàng thì lại có sự phát triển ngược lại trong những năm gần đây. Hoạt động ngân hàng trong những năm qua có nhiều chuyển biến tốt, năng động hơn trong việc điều chỉnh lãi suất, huy động vốn, thủ tục cho vay... Hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển. Đến năm 2011, trên địa bàn Thừa Thiên Huế ngoài chi nhánh Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý nhà nước còn có sự có mặt của hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank, Đông Á, HSCB, Bắc Á, Eximbank.... Các chính sách tiền tệ và nghiệp vụ ngân hàng được đổi mới theo hướng mở rộng và từng bước hiện đại hóa, tiếp cận với công nghệ và hệ thống ngân hàng quốc tế với đội ngũ cán bộ được đào tạo lại theo cơ chế mới. Hệ thống ngân hàng và thanh toán của Thừa Thiên Huế có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về tín dụng và thanh toán quốc tế; đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính là kênh huy động và phân bổ nguồn lực chủ yếu góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.