5. Phạm vi nghiên cứu
2.8.2. Những thuận lợi
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp công tác của các Sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp CNC, Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về các hoạt động thuộc
Tỉnh đã thu hút và triển khai nhiều dự án đầu tư vào CNC; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CNC. Bên cạnh đó Tỉnh còn tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào CNC và Vườn ươm CNTT, giúp các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi khi tham gia đầu tư và thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực này.
Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp CNC đã góp phần quan trọng vào việc tăng giá trị sản lượng công nghiệp; tăng thu ngân sách; tăng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc làm cho người lao động; đảm bảo phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNC tỉnh Thừa Thiên Huế tuy không sôi động bằng các địa phương khác, số lượng dự án không nhiều, vốn đầu tư chưa lớn, song phần lớn hoạt động lại có hiệu quả, đóng góp rất lớn cho ngân sách địa phương, góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua, có được như vậy là do môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, chính sách về ưu đãi đầu tư được ban hành, cơ sở hạ tầng đã có những biến đổi theo hướng tích cực, nguồn nhân lực dồi dào với giá công nhân tương đối thấp so với cả nước… làm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản phẩm có chỗ đứng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn ra xuất khẩu.