5. Phạm vi nghiên cứu
3.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác thu hút FD
vào CNC tỉnh Thừa Thiên Huế
Do đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau nên tỉnh cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác thu hút FDI vào CNC. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận với thị trường địa phương và triển khai dự án, thực hiện tốt việc giải ngân theo lượng vốn đầu tư đã cam kết, có như vậy hiệu quả mà các dự án đem lại mới đạt được tối ưu. Muốn vậy một số giải pháp mà tỉnh cần quan tâm là:
- Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính đối với công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Thực hiện cơ chế “một cửa” quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mô hình ISO; mẫu hóa hồ sơ thủ tục tại nơi làm việc và đặc biệt là trên website của UBND tỉnh bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Sở kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đã được cấp giấy phép theo tiến độ triển khai để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án đã đi vào khai thác cần thực hiện tốt chế độ khen thưởng để động viên kịp thời các chủ đầu tư thực hiện tốt, đồng thời có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế.
- Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các Sở, ngành liên quan và đặ biệt là chính quyền địa phương cần tích cực hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào khai thác.
Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, UBND tỉnh cần thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác.
- Hàng năm tổ chức gặp cuộc gặp mặt các chủ dự án đầu tư để đánh giá hiệu quả hoạt động và các tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp thu kiến nghị của chủ đầu tư nước ngoài về các vấn đề phát sinh cần giải quyết, đặc biệt về hoạt động của các cấp chính quyền làm cơ sở cho cải cách hành chính trong thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài.
- Tích cực rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp; triển khai có hiệu quả chủ trương chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà, nâng cao tính minh bạch, công khai và hiệu quả trong công việc của các cấp chính quyền.
- Trong quản lý môi trường, tỉnh cần có sự kiểm soát chất xả thải của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng, đặc biệt là ở các KCN, cụm CN, khu kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, may mặc, khai thác khoáng sản... Để có thể thực hiện tốt được khâu này, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành chức năng, có thẩm quyền của tỉnh như Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, ban quản lý các KCN, công an môi trường. Đồng thời phải có sự quan tâm và hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu, dù khả năng và trình độ chuyên môn trong đánh giá, thẩm định tác động của việc xả thải từ hoạt động xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tới môi trường. Tỉnh cũng cần đầu tư các công nghệ kỹ thuật hiện đại phục vụ tốt cho công tác quản lý môi trường, đây là vấn đề có tầm quan trọng và có ỹ nghĩa lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
- Tỉnh cũng cần có cơ chế chính sách cụ thể quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người lao động đang làm việc tại các dự án FDI.
- Tỉnh nên có phần mềm hệ thống trên môi trường mạng để theo dõi tất cả những dự án, kể từ khi nhà đầu tư đăng ký, nghiên cứu đến khi triển khai dự án. Với các cơ chế chính sách này thì những vướng mắc khó khăn của doanh nghịêp được tháo gỡ, hỗ trợ; đồng thời trách nhịêm nhà đầu tư, trách nhịêm của các địa phương, các cơ quan chuyên môn được kiểm soát chặt chẽ hơn.