Định hướng thu hút FDI vào CNC tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu thuc-trang-thu-hut-fdi-vao-linh-vuc-cong-nghe-cao-o-tinh-thua-thien-hue-giai-doan-hien-nay692 (Trang 81 - 83)

5. Phạm vi nghiên cứu

3.2. Định hướng thu hút FDI vào CNC tỉnh Thừa Thiên Huế

Định hướng chung trong thu hút FDI vào CNC là coi trọng cơ cấu và chất lượng FDI; thu hút FDI có hàm lượng carbon thấp; công nghệ hiện đại; thu hút FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, lao động có kỹ năng và tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, kết nối chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị. Huy động các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội vào thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng hiệu quả và phát huy được lợi thế của từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm, trên cơ sở đó tăng khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế.

Xuất phát từ thực tiễn của Tỉnh, trong những năm tới, việc thu hút FDI vào lĩnh vực CNC cần theo những định hướng cụ thể sau:

Một là, cần đổi mới tư duy về thu hút và sử dụng vốn FD vào CNC của Tỉnh theo hướng tạo thuận lợi tối đa và tự do hóa hơn nữa đối với dòng vốn này chứ không phải đưa ra các hạn chế, các điều kiện dễ quản lý hơn. Cùng với việc thực hiện các chính sách thu hút mạnh dòng vốn FDI vào CNC, cần chú trọng đến chất lượng của dòng vốn FDI như: trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường và có tác động lan tỏa sang các ngành,lĩnh vực khác trong Tỉnh.

Hai là,cùng với việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng thu hút vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn như Mỹ,châu Âu và Nhật Bản vào tỉnh Thừa Thiên Huế, để có thể đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực công nghệ. Đặc biệt, cần có những chính sách xúc tiến và thu hút FDI từ những công ty đa quốc gia và những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, vì công nghệ mà các công ty và tập đoàn này sử dụng và chuyển giao là công nghệ cao (mặc dù có thể không phải là mới nhất) và ít gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các công ty và tập đoàn này giúp đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng cao, có thể giúp các địa phương trong Tỉnh kết nối mạng lưới sản xuất, thị trường và nghiên cứu triển khai toàn cầu của họ; các công ty và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thường thực hiện những dự án với giá trị vốn lớn; giúp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong Tỉnh nắm bắt được những xu hướng sản xuất và kinh doanh đang diễn ra trên toàn

cầu, những dự án đầu tư của các công ty và tập đoàn hàng đầu thường có tính khả thi cao và được thực hiện nhanh chóng.

Ba là,các doanh nghiệp trong Tỉnh cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ việc thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn, bằng cách xây dựng chiến lược phát triển để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty này trên thị trường thế giới, cũng như trong nước với tư cách là nhà thầu phụ, nhà cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra, cung ứng nguồn lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng cao. Chính phủ và chính quyền các địa phương trong Tỉnh cũng cần có những chính sách riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc phát triển các ngành, lĩnh vực trong CNC, kể cả trong việc liên doanh với nước ngoài.

Bốn là, hướng dòng vốn FDI trong Tỉnh vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Điều này vừa phù hợp lợi thế của Tỉnh, đồng thời từng bước xây dựng các ngành công nghiệp, dịch vụ - thương mại trong Tỉnh hoạt động có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao. Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Năm là, phối kết hợp một cách chặt chẽ và nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mạivà xúc tiến du lịch của Chính phủ với các tổ chức của địa phương trong Tỉnh. Việc phối kết hợp này sẽ khiến cho công tác xúc tiến và thu hút FDI trong Tỉnh được tiến hành theo một hướng thống nhất, tránh việc lãng phí do chồng chéo cũng như tiết kiệm được nguồn lực. Sau khi xúc tiến đầu tư thành công nên có công tác hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các địa phương trong Tỉnh cũng cần tìm hiểu cơ chế hoạt động và thông tin từ Tổ chức Xúc tiến Đầu tư Thế giới (WAIPA), nhằm nắm bắt được những xu hướng phát triển mới nhất của FDI trên thế giới và học hỏi các kinh nghiệm tốt nhất trong việc xúc tiến đầu tư.

Một phần của tài liệu thuc-trang-thu-hut-fdi-vao-linh-vuc-cong-nghe-cao-o-tinh-thua-thien-hue-giai-doan-hien-nay692 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)