5. Phạm vi nghiên cứu
2.6.2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực CNC
tỉnh Thừa Thiên Huế theo hình thức đầu tư
Bảng 2.5: Phân loại các dự án đầu tư FDI vào CNC theo hình thức đầu tư giai đoạn 2003 - 2013 tỉnh TT. Huế
STT HÌNH THỨC ĐẦU TƯ SỐ DỰ ÁN VỐN ĐẦU TƯ (nghìn USD) CƠ CẤU VĐT (%) Vốn BQ/DA (nghìn USD) 1 100% vốn ĐTNN 9 8.005 59,07 889,44 2 Liên doanh 4 5.547 40,93 1.386,75 3 Hợp đồng hợp tác KD - - - - TỔNG 13 13.552 100 1.042,46
Nguồn: Dữ liệu từ Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực CNC tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là vốn đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong số 13 dự án đầu tư vào CNC thì có 9 dự án đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 8.005 nghìn USD chiếm 59,07% trong cơ cấu vốn đầu tư, còn lại có 4 dự án đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, tổng vốn đầu tư là 5.547 nghìn USD chiếm 40,93% tổng vốn đăng ký đầu tư. Những năm 2007-2012, xu thế hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu, cơ chế chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam có sự thay đổi, trình độ quản lý, tính năng động của các cán bộ trong hoạt động kinh doanh có sự tiến bộ; lao động dồi dào, hoạt bát là những thế mạnh để thu hút các DN 100% vốn nước ngoài.
Sự thưa thớt về các dự án theo hình thức liên doanh là do tính nhạy cảm trong thành phần DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời cũng phản ánh năng lực liên doanh của các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Trình độ quản lý, tính năng động trong kinh doanh của các cán bộ tham gia liên doanh bên phía Việt Nam còn yếu kém, thiếu chủ động, kỹ năng đàm phán thấp, tiếp cận thông lệ quốc tế chưa sâu... làm cho các dự án đạt hiệu quả thấp và dần dần các nhà đầu tư chuyển qua hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Chưa có dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BT, BTO trên địa bàn Tỉnh. Do đó, Tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng BOT, BTO và BT.