5. Phạm vi nghiên cứu
2.1.4. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông vận tải
Giao thông đường bộ: Quốc lộ 1 và đường HCM kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các đường tỉnh lộ đã đươc nâng cấp mở rộng thuận lợi cho đi lại, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh và vận chuyển đến các nhà ga, cảng biển, sân bay trong tỉnh.
Giao thông đường hàng không: Sân bay Quốc tế Phú Bài phục vụ các chuyến bay nội địa đến TP HCM và Hà Nội, bình quân một ngày có 8 chuyến đi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sân bay có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung như Airbus, Boeing 747. Tuy nhiên Sân bay Phú Bài vẫn chưa phục vụ được các chuyến bay quốc tế, đây là một trong những khó khăn để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh.
Giao thông đường sắt: Ga Huế ngay trung tâm thành phố và 8 ga địa phương kết nối vận chuyển hành khách và hàng hóa đến các địa phương dọc theo tuyến đường sắt quốc gia. Các nhà ga địa phương có sân bãi để tập kết hàng hóa vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển với ngành đường sắt (một chuyến tàu vận tải có từ 12 đến 15 toa, vận chuyển từ 300 đến 400 tấn hàng hóa).
Giao thông đường thủy: Cảng Chân Mây: có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT, tuy nhiên, cảng vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng, vẫn chưa có đê chắn sóng, thiếu đê chắn sóng, sự tồn tại sẽ bị đe dọa, chưa nói đến sự phát triển bền vững. Tỉnh vẫn chưa tạo được sự đột phá trong phát triển hệ thống cảng biển.
- Cảng Thuận An: có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 2.000 DWT.
- Cảng Điền Lộc: giai đoạn nghiên cứu khả thi và triển khai dự án. Dự kiến có 6 chuyến/tuần sang Nhật.
Hệ thống điện, cấp thoát nước.
Cấp điện: Với đường dây 110 kV, 220 kV và 500 kV thông qua lưới điện quốc gia cùng với hệ thống nhà máy thủy điện đang được xây dựng bảo đảm cung cấp ổn định chất lượng tốt, đáp ứng mọi nhu cầu về điện cho các nhà đầu tư. Tổng công suất thủy điện: 1770 MW.
Cấp nước: Hiện có 6 nhà máy nước với tổng công suất đạt 162.000m3/ ngày đêm, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đời sống của nhân dân. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và nước vệ sinh khu vực nông thôn là 87%, khu vực thành thị là 98,9%.
Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối phát triển. Về bưu chính đã có các dịch vụ chất lượng cao như EMS, CTN, PTN... Thừa Thiên Huế đứng thứ 2 trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Hệ thống Internet ngày càng phát triển và phổ biến trong nhân dân. Mạng lưới bưu chính ở Thừa Thiên Huế đã phát triển rộng khắp với 60 bưu cục, 17 đại lý bưu điện, 12 kiốt, 111 điểm bưu điện văn hóa xã, nâng bán kính phục vụ trên toàn tỉnh là 2,84 km/điểm.