5. Phạm vi nghiên cứu
2.6.1. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào CNC theo lĩnh
đầu tư
Bảng 2.4: Danh mục các dự án FDI đầu tư vào CNC theo lĩnh vực CNC giai đoạn 2003 - 2013. STT LĨNH VỰC SỐ DỰ ÁN VỐN ĐẦU TƯ ( NGHÌN USD) CƠ CẤU (%)
1 Công nghệ thông tin 7 1.805 13,32
2 CNCB, chế tạo 3 6.850 50,55
3 Công nghệ khai thác vật liệu 3 4.897 36,13
4 Công nghệ năng lượng mới 0 - -
5 Công nghệ hàng không vũ trụ 0 - -
6 Công nghệ hải dương 0 - -
7 TÔNG 13 13.552 100
Nguồn: Dữ liệu từ Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong tổng số 13 dự án đầu tư vào CNC ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì đa số tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin, có tới 7 dự án, tuy nhiên vốn đầu tư còn thấp so với các lĩnh vực còn lại, chỉ với 1.805 nghìn USD chiếm 13,32% trong tổng vốn đầu tư vào CNC.. Công nghệ thông tin là lĩnh vực chủ chốt, có tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, là cơ sở để phát triển các lĩnh vực khác. Điều này cho thấy Thừa Thiên Huế đang tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực CNTT nhưng các dự án có quy mô còn khá thấp. Các dự án lớn hầu hết tập trung vào lĩnh vực CNCB, chế tạo chiếm 50,55% tổng vốn đầu tư vào CNC với số vốn đầu tư lên tới 6.850 nghìn USD. Nổi bật là các dự án quy mô lớn như dự án Xây dựng nhà máy cơ khí chính xác Chân Mây của công ty TNHH sản xuất cơ khí Chân Mây với tổng vốn đầu tư là 5 triệu USD, dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm cơ khí công nghệ cao của công ty TNHH MTV FLINT Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 1,2 triệu USD. Có 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ khai thác, hỗ trợ khai thác vật liệu với tổng vốn đầu tư là 4,897 triệu USD chiếm tỷ trọng 36,13%.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có dự án nào đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ và công nghệ hải dương.