5. Phạm vi nghiên cứu
3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực (NNL) đặc biệt là NNL chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nâng cao chất lượng NNL đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách.
Chất lượng NNL có vai trò rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Các mô hình phát triển kinh tế đều khẳng định điều này khi cho rằng sự phát triển bền vững đòi hỏi phải tích lũy vốn, phát triển kỹ thuật và công nghệ. Đây là những nhân tố gắn liền và phụ thuộc vào chất lượng NNL, khi chất lượng lao động thấp hay vốn nhân lực ít thì việc tạo ra và thực hiện tích lũy vốn và phát triển kỹ thuật công nghệ khó mà thực hiện được. Các bằng chứng cả vi mô và vĩ mô đều cho thấy tầm quan trọng của chất lượng của nhân tố này với sự phát triển kinh tế.
Chiến lược NNL của Thừa Thiên Huế phục vụ thu hút đầu tư nước ngoài phải tập trung vào nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, tay nghề và rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật lao động theo tác phong công nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế, gắn với công việc hàng ngày của cán bộ, bảo đảm trang bị thêm kiến thức cập nhật về hành chính pháp luật, kinh tế thị trường, kỹ năng xúc tiến đầu tư, ngoại ngữ.
- Muốn thực hiện quan điểm đa dạng hoá, đa phương hoá trong đầu tư đòi hỏi những người trực tiếp thực hiện việc xúc tiến đầu tư, phải thành thạo thứ tiếng mà nhà ĐTNN sử dụng để giao dịch.
- Đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp FDI. Về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề làm việc trong các doanh nghiệp FDI: Nhà nước cần phải quan tâm hỗ trợ bằng cách chủ động phối hợp với các doanh nghiệp FDI để giúp họ quản lý và đào tạo tay nghề công nhân đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Kế hoạch đào tạo này phải đưa vào danh mục các dự án kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài để các nhà đầu tư thấy trước sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước địa phương. Các trường Đại học, Cao đẳng tại Huế là những địa chỉ cam kết đào tạo, giúp các nhà đầu tư nước ngoài đào tạo theo yêu cầu của họ. Và những cam kết này phải được thông tin trên mạng, cung cấp cho các nhà đầu tư biết và hiểu.
Do đó cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật các nhà trường; hoàn chỉnh mạng lưới trường học đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. - Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề. Đào tạo nghề phải được coi là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp.
Đặc biệt, ưu tiên việc kêu gọi đầu tư của các nhà đầu tư xây dựng các trường đào tạo, các trung tâm huấn luyện nghề nghiệp và chuyển giao công nghệ.