5. Phạm vi nghiên cứu
2.4. Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế dồi dào, dân số đạt 1.1 triệu người,trong đó có 702.000 người đang trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động được cung cấp từ 9 trường đại học thành viên, 3 khoa trực thuộc Đại học Huế, 1 Đại học Dân lập và Học viện âm nhạc; 8 trung tâm nghiên cứu và đào tạo, 8 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp nghề và nhiều cơ sở đào tạo nghề khác. Tỷ lệ nguồn lao động đã qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ khá cao 45%. Đây là một trong những thế mạnh của Thừa Thiên Huế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh.
Chi phí nguồn lao động:
Ngày 04 tháng 12 năm 2012, Chính phủ đã ban hành nghị định số 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Nhà đầu tư Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả
Các Sở, ban ngành liên quan
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 3 của Nghị định, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc Vùng III bao gồm Thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.800.000 đồng/ tháng, quy định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Mức lương tối thiểu chi trả cho công nhân ở Thừa Thiên Huế thấp hơn so với mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (HN, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai) và mức 2.100.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (Hải Phòng, Vĩnh Phú, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, Cà Mau).
Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào với mức chi trả cho công nhân thấp là một trong những nhân tố thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào lĩnh vực CNC của tỉnh.