Nuôi con khoẻ mạnh thật là dễ!

Một phần của tài liệu 5395-hay-co-ly-tri-de-nhan-biet-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 50 - 60)

nhiều trong cuộc sống nên khi lập gia đình và sinh con điều trăn trở lớn nhất của tôi là làm thế nào để nuôi các con cho tốt? Đó là một quá trình học hỏi,trau dồi và tự nhận thức qua các trải nghiệm và trả giá. Đến nay nhìn các con lần lượt lớn, phát triển bình thường về thể chất, hoàn thiện tốt về tíunh cách, tôi tự xét thấy có một số kinh nghiệm muốn chia sẻ để những người làm cha mẹ cùng tham khảo:

Trước tiên phải học cách nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc sống theo tự nhiên, học hỏi qua sách vở và mọi người đi trước nhưng không được máy móc thực hiện mà phải suy xét vào trường hợp cụ thể .Luôn đặt câu hỏi làm thế này đã đúng chưa? đã tốt chưa? đã hợp với tự nhiên chưa? Vì sách cũng là do con người viết ra, hôm nay điều này đối với trường hợp này thì là đúng nhưng đến mai cũng điều đó đối với hoàn cảnh khác nó lại là không đúng.

Ví dụ trước đây ông bà ta ở nhà 3 gian 2 trái thoáng khí nên dù có đóng kín cửa để tránh gió máy cho bà mẹ đang ở cữ thì em bé vẫn có đủ không khí để thở( những ngày đầu đời là thời kỳ phát triển mạnh nhất của một con người, em bé cần một lượng ô xi rất lớn để đưa đến các tế bào ). Thế mà hiện nay trong những căn phòng nhỏ bé khép kín không có cửa sổ thông hơi, người ta vẫn khuyên đóng kín mít cửa để kiêng cữ cho

51

người mẹ thì chỉ một thời gian rất ngắn là trong phòng chỉ còn thán khí mà mẹ và bé đã thở ra, ấy là không kể là bạn bè người thân kéo nhau vào thăm hỏi rõ đông thì làm sao mà đứa bé không quấy khóc, mất ngủ,rồi kéo theo sổ mũi viêm họng,khi thấy bé có hiện tượng ốm thì người lớn lại càng đóng kín cửa, quấn quá nóng cho em bé càng làm tăng thêm nguy cơ ốm nặng thêm cho bé.

Sống trong hoàn cảnh thiếu không khí cơ thể cũng quen dần nhưng các tế bào bị thiếu một lượng ô xy tiêu chuẩn, các cơ quan sẽ bị suy yếu dễ bệnh. Chẳng thế mà trong lứa tuổi thiếu niên rất nhiều em bị các căn bệnh nghiêm trọng: viêm xoang, viêm họng mãn tính, hen phế quản... Cho nên lúc nào cũng phải chăm lo xem trong phòng của em bé có đủ dưỡng khí trong lành tươi mới hay không, một ngày phải thông khí nhiều lần bằng cách đưa bé sang phòng khác và mở toang các cánh cửa của phòng bé cho không khí mới ùa vào. Có lần đứa con 6 tháng của tôi bị sổ mũi, vài ngày rồi mà cứ ban đêm được ngủ cạnh mẹ bú tí thì nó nóng người lên hết ngạt mũi, ban ngày khi phải nằm chơi một mình vì mẹ phải làm việc thì nó lại bị chảy nước mũi. Tôi bèn cho cháu vào xe nôi đắp khăn ấm và đẩy cháu ra công viên cây xanh, cu cậu đánh một giấc dài trong không khí trong lành và khô mũi luôn. Mới hay không khí, gió trời và ánh nắng là những liều thuốc quí cho con người. Nếu ta biết tận dụng nguồn thuốc vô tận này thì con cái ta sẽ không bao giờ phải ốm đến mức phải đi bác sĩ.

Khi gia đình tôi từ nước ngoài trở về, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là làm thế nào để tránh tối đa hít thở trong bầu không khí bụi bậm của thành phố đông người đang xây dựng. Chúng tôi đã làm cửa sổ kín nghĩ rằng để tránh bụi, nhưng không, sống trong một ngôi nhà kín dù là có lỗ thông hơi lên trên trời người vẫn cứ ngây ngất như người say, tôi nhớ lại bài học về dòng đối lưu từ khi còn học cấp 2: không khí chỉ đổi mới khi có dòng đối lưu. Thà là sống với không khí nhiều bụi còn hơn là chỉ thở ra thở vào số lượng thán khí mà những người trong nhà cùng thải ra. Tạo hoá vĩ đại đã chăm sóc để ta hạn chế không cho bụi vào phổi và làm ấm không khí trước khi vào phổi bằng cấu tạo của ống mũi có lớp lông mao và chất nhờn. Khi đi làm khách đến nhà nào cứ đóng cửa im ỉm để chống bụi là chỉ một lúc là tôi cảm thấy chóng mặt. Ở ngoài đường thỉnh thoảng lại gặp những ông bố bà mẹ lo cho con quá đáng bằng cách choàng vào mặt các cháu chiếc khăn voan để tránh bụi và như thế là tránh luôn cả ô xy vì khăn voan rất bí,thậm chí có người còn chụp cả túi ni lông đục một vài lỗ cho rằng thế là đủ không khí, bé sẽ chỉ thở ra thở vào thứ thán khí của chính bé thải ra, và tôi cam đoan những em bé này rất hay ốm vì được chăm sóc thái quá như thế và vì thế lại càng hay ốm.

52

Không khí là quan trọng bậc nhất, người ta có thể nhịn ăn lâu 40 ngày thậm chí hơn, nhưng không thể nhịn thở quá 2 phút.

Lần có đứa con đầu tiên tôi vô cùng lúng túng loay hoay không có ai chỉ bảo khuyên nhủ vì sống xa bố mẹ người thân. Chỉ có những lời dặn của bác sĩ về chế độ cho ăn, uống, tắm, ngủ...Tôi cố gắng thực hiện theo giờ giấc sau thấy mệt quá vì đến giờ cho ăn hoặc đến giờ tắm thì đứa bé lại ngủ rất say, rồi mẹ lại phải canh chừng thành thử bản thân không thể được nghỉ ngơi để có đủ sữa cho con bú, sau tôi nghĩ cứ để cho nó ngủ hết giấc, mình cũng ngủ theo nó cho khoẻ, trẻ con lớn lên trong giấc ngủ, đồng thời hệ thần kinh cũng được ổn định tốt trong giấc ngủ, nó chỉ khóc quấy khi đói, khó chịu vì đái, ị, lạnh, hoặc bức bối... người mẹ phải có trí phán đoán để đáp ứng được nhu cầu của bé. Có một thời gian cứ đến đêm thì đứa bé tỉnh như sáo đến ban ngày thì lại ngủ li bì, nhất là khi cho bé ra ngoài chơi bằng xe nôi thì nó ngủ say như chết,ròng rã hàng tuần mẹ cũng phải thức đêm cùng con thành ra không đủ sữa, có người cho rằng đứa bé bị lộn giữa đêm và ngày. Nhưng không, hoá ra là vào ban đêm sợ sương lạnh và muỗi nên tôi đóng cửa sổ phòng lại, chỉ một lúc sau căn phòng bị thiếu dưỡng khí, về sau tôi căng lưới chống muỗi lên cửa sổ và ban đêm vẫn mở cửa sổ thì con tôi ngủ thin thít.

Khi tắm cho trẻ con kể cả sau này các cháu đã lớn có thể tự tắm được thì người lớn vẫn phải quan tâm sao cho khi ra khỏi nhà tắm không được tiếp xúc ngay với luồng khí lạnh đột ngột, vào mùa lạnh phải đi tất ,mặc áo dài tay để tránh bị mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh sau khi tắm.

Khi cho bé ăn, tâm lý ông bố bà mẹ nào cũng sợ con đói cứ phải lo cho con ăn đủ liều và chất lượng kể cả lúc bé không muốn ăn cũng cố tìm mọi cách để lùa thức ăn vào bụng con, có khi nó nôn ra rồi mà vẫn cứ nhét lại vào miệng con, chỉ sợ nó gầy không lên cân theo tiêu chuẩn. Đây là một sai lầm lớn nhất dẫn đến bệnh biếng ăn, hay ốm vặt của trẻ em. Tôi đã biết một trường hợp cháu bé này bị úng thuỷ khi lọt lòng mẹ nên phát triển trí óc chậm. Người mẹ vì thương con nhưng vô minh muốn chăm cho con ăn nhiều để bù đắp những thiếu hụt của sk đã luôn canh chừng cho con ăn nhiều thái quá về lượng và chất, thậm chí cháu đang ngủ cũng nhồi cho cháu ăn bột nước xương qua lọ có núm cao su.Về sau cháu bị mắc thêm một chứng bệnh khó chữa nữa là suy gan. Sách của Cụ Hải Thượng Lãn Ông và nhiều sách của các nhà tự nhiên trong và ngoài nước đều dạy: Hãy cho trẻ em ăn đói một chút và mặc lạnh một chút thì chúng không bao giờ bị bệnh cả.

53

Khi bé bị ốm sốt ta hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân không nên vội vàng cho đi bệnh viện hoặc dùng thuốc sẽ dẫn đến hại gan thận và làm mất đi khả năng kháng bệnh mà trời đã ban cho mỗi sinh linh. Việc đầu tiên khi thấy con có biểu hiện bị ốm là giữ cho bé tránh gió, nước, không cho ăn nhiều hoặc nếu nó từ chối ăn thì không nên ep con ăn, nếu bé sốt cao quá 38 độ thì dùng khăn vải bông tẩm xấp nước mát hoặc rượu, hoặc chanh,hoặc dấm xát vào trán, những chỗ nếp gấp giữ nhiệt của cơ thể như nách, nếp gấp khuỷnh tay, đầu gối, háng... nhiệt độ cơ thể hạ đến 38 độ thì không lo nguy cơ bị co giật nữa, bé cũng không bị đau đầu khó chịu nữa, mặc quần áo nhẹ thoáng khi bị sốt nhưng không để bị lạnh, sau khi hạ sốt nếu bé ngủ được thì rất tốt, nếu cơn sốt cao lại quay lại thì lại dùng các biện pháp chườm khăn mát như trên. Nhiệt độ cao chính là phản ứng của cơ thể nhằm chống lại bệnh, vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, nếu bạn bị cảm mà không sốt lên được thì sẽ rất lâu sau mới khỏi, còn nếu sốt lên được thì khi dứt cơn sốt là cơ thể trở lại bình thường ăn tốt và nhanh lại sức. Dùng thuốc làm hạ sốt chính là can thiệp thô bạo vào bàn tay của tạo hoá làm ngược lại tiến trình tự chữa bệnh của của cơ thể, đó là chưa kể dùng thuốc còn làm hại gan hại thận tích độc vào người có khi còn dùng nhầm thuốc không đúng bệnh. Các con tôi sau mỗi lần ốm mà tự khỏi thì ăn khoẻ hơn và rất nhanh lại người, và cao lên được một chút, càng về sau càng ít ốm hơn hoặc nếu có ốm thì chỉ cần giữ không ra gió máy là tự khỏi rất nhanh. Đó chính là cách phòng chủng tự nhiên vô hại mà hiệu quả nhất.

Ngày nay con người sống thụ động tách rời khỏi thiên nhiên ỉ lại vào các phương tiện khám bệnh bằng máy móc hiện đại,các loại chế phẩm hoá học nhằm giải quyết vấn đề một cách tức thì. Họ không hiểu rằng bất cứ bệnh nào cũng phải trải qua quá trình ủ bệnh-phát sinh-tiến triển-suy yếu-khỏi bệnh. Họ không muốn tìm ra nguyên nhân và trị bệnh tận gốc mà chỉ làm mất đi triệu chứng bệnh. Họ không biết là cần sống phù hợp thiên nhiên, điều chỉnh cơ thể qua ăn uống và rèn luyện. Khi con cái bị bệnh vì vô minh như thế mà vô tình cha mẹ đã làm hại các con.

Có rất nhiều lần các con tôi lần lượt bị các căn bệnh dịch như sởi, thuỷ đậu, sốt xuất huyết...Đầu tiên tôi truy xét nguyên nhân, theo dõi các triệu chứng rồi xác định căn bệnh mắc phải. Sau đó có thể lên mạng để đọc để hiểu về căn bệnh đó hoặc hỏi các bác sĩ quen phải hỏi nhiều người để cân nhắc và tự mình quyết định cách chữa trị cho con mình. Thường các căn bệnh đó đều đòi hỏi một thời gian tiến triển như đã kể ở trên, dài hay ngắn tuỳ từng loại bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Điều cơ bản là phải biết giúp cho cơ thể tự chữa bệnh, không được làm cho nó phải rối loạn lên vì những

54

thứ thức ăn nước uống và thuốc thang mà chúng ta đưa vào. Đặc điểm của các bệnh dịch như sởi, thuỷ đậu, sốt phát ban là khi các nốt mẩn mọc phát ra ngoài da rồi lan ra khắp cơ thể là khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối, chỉ cần kiêng khem khỏi nước, gió để không bị chạy hậu, các nốt mẩn sẽ bay dần. Nếu không để ý triệu chứng, truy xét nguyên nhân, đoán đúng bệnh mà còn dùng bừa thuốc là đuổi bệnh vào trong gây biến chứng nguy hiểm có khi mang bệnh suốt đời cho đứa bé, ví dụ khi bé bị sốt do lên sởi, bố mẹ không truy xét nguyên nhân, vội vàng cho uống thuốc hạ sốt, thuốc cảm cúm ... như vậy làm cản trở quá trình tiến triển tự nhiên của bệnh, nọc sởi không phát được ra ngoài chạy vào phổi sinh ho gà,hen suyễn,viêm phổi, có khi chạy vào xương cốt gây còi cọc suốt đời có khi dẫn đến viêm não, tử vong. Trong khi các căn bệnh trên thực tế được coi là thử thách tất yếu của mỗi đời người, vượt qua nó là cơ thể trưởng thành lên một bước, nó đã biết giải mã và lập trình cho mình để trở lên cứng cỏi dẻo dai hơn.

Tuy nhiên như trên đã nói tất cả các căn bệnh đều phải được truy xét nguyên nhân, đoán và hiểu đúng bệnh và cách đối phó, lại phải hiểu được cơ thể của con trẻ chịu đựng được đến đâu.

Các chấn thương bất ngờ, các căn bệnh cấp tính thì cần phải sự can thiệp của y tế hiện đại.

Phải luôn đọc,tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh trong dân gian,chúng đơn giản mà hiệu quả không ngờ, chữa tận gốc không để lại di chứng.

Tôi đã đọc được rằng: bệnh cảm là nguồn gốc của tất cả các căn bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy chữa bệnh phải chữa gốc chứ không nên chữa triệu chứng. Mà chữa nó theo các cụ thì có rất nhiều phương pháp đơn giản và hữu hiệu không cần dùng thuốc mà lôi được gốc bệnh ra ngoài:

-Đầu tiên phải giữ bé tránh gió, nước, lạnh...

-Không cho bé ăn các các thức ăn nặng nhất là đồ ngọt vì làm chua máu lâu khỏi bệnh. Nếu bé đã có ý thức không muốn ăn uống gì thì không cần ép con.

- Nếu bé sốt cao thì dùng biện pháp giảm sốt như trên.

- Đánh cảm bằng trứng gà sẽ lôi được khí cảm trong người ra: Luộc kỹ 1 quả trứng gà có trống, trong khi còn nóng dùng dao chém quả trứng làm đôi nhét đồng xu bằng bạc hoặc nhẫn bạc vào rồi bọc quả trứng đó vào một chiếc khăn. Túm chặt dúm khăn đó xiết dọc sống lưng từ trên xuống dưới nhiều lần, dọc 2 bên thái dương,2 hốc mắt, hốc tai, gan bàn tay, gan bàn chân cho đến khi quả trứng nguội hẳn. Chú ý giữ trứng càng

55

nóng lâu càng tốt. Làm như thế khi vừa bị chớm cảm thì nhanh khỏi bệnh, cách 3 tiếng lại làm một lần cũng giúp nhanh khỏi.

-Đốt vía là một biện pháp cổ xưa mà vô cùng hữu hiệu ngay cả đối với người lớn, ngày nay bị lãng quên vì lối suy nghĩ duy vật. Khi đứa con 6 tháng tuổi của tôi bị thuỷ đậu do chị gái lôi từ trường học về, cháu bị ốm nặng nhất, suốt một tuần liền tôi bế cháu trên tay ngày cũng như đêm, cháu chỉ ngủ được 15-20 phút là lại giật mình, khắp người nổi mụn nước mà mãi không bay đi được. Có cô cháu đến thăm đề nghị thử đốt vía xem sao, và thế là chúng tôi lấy giấy trắng đốt hơ xung quanh người cháu mồm nói: vía lành ở lại vía dữ thì đi. Đưa qua đưa lại 7 lần. Thật kỳ diệu, sau đó cháu hết giật mình ngủ một giấc dài 2 tiếng đồng hồ và cứ thế cháu ngủ tốt và hồi phục nhanh chóng.

Năm ngoái khi cháu lớn nhà tôi đang học ở nước ngoài về nghỉ hè, sau một quãng đường dài và do thay đổi khí hậu đột ngột cháu bị bắt cảm nặng, đau đầu, nôn, mất ngủ, tôi dùng các biện pháp đánh cảm nhưng cháu vẫn không đỡ, vừa ngủ vừa giật mình 3 ngày liền mà không đỡ, tôi mới nghĩ đến bài đốt vía, đốt xong cháu ngủ ngon không giật mình nữa rồi khoẻ dần lên.

Người ta đều bị ốm vì khí âm thâm nhập vào người, các cụ gọi là bị phong hàn. Dùng lửa, trứng(dương) hút khí âm ra là vậy. Có thể dùng gừng giã nát trộn với dầu vừng hâm nóng đánh dọc sống lưng, chườm các vùng đau cũng rất tốt.Hoặc dùng muối rang nóng gói vào giấy rồi gói vào túi vải thô để chườm cũng là theo nguyên lý

Một phần của tài liệu 5395-hay-co-ly-tri-de-nhan-biet-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)