Chương trình đào tạo môn tự chọn trong chương trình GDTC cho sinh viên Trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội [21]

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 28 - 32)

sinh viên Trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội. [21]

Môn học tự chọn trong chương trình GDTC cho sinh viên Trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội gồm có môn cầu lông và môn đá cầu.

* Chương trình môn cầu lông:

Chương trình môn cầu lông cho sinh viên Trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội gồm loại học phần lý thuyết và thực hành (60 tiết).

Đây là môn học tự chọn đối với tất cả sinh viên nhằm trang bị về kiến thức, kỹ năng và luật cầu lông cho sinh viên.

Phân bổ thời gian: Kỳ 4, kỳ 5. Lên lớp lý thuyết: 06 tiết. Lên lớp thực hành: 54 tiết.

Mục tiêu môn học:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về luật, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài môn cầu lông, những bước cơ bản của kỹ thuật động tác trong tập luyện và thi đấu cầu lông.Từ đó vận dụng vào quá trình học tập, rèn luyện và thi đấu.

Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn cầu lông, các vấn đề về kỹ thuật, chiến thuật, về phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài môn cầu lông.

Kỹ năng: Thực hiện tốt một số kỹ - chiến thuật cơ bản của môn cầu lông, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài.

Thái độ: Nâng cao tính tự giác tích cực tập luyện TDTT, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách: Ý chí, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao tinh thần đoàn kết…

Bảng 2.1: Nội dung chi tiết môn cầu lông.

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

TT NỘI DUNG SỐ GIỜ

Lý thuyết Thực hành Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Phần I. Lý thuyết.

Lịch sử phát triển môn cầu lông trên thế giới và ở Việt Nam.

Nguyên lý kỹ, chiến thuật cơ bản môn cầu lông. Luật cầu lông.

Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn cầu lông.

Phần II. Thực hành kỹ - chiến thuật, tập luyện cơ bản.

Phát triển thể lực chung và chuyên môn

Cách cầm vợt, cầm cầu và các tý thế chuẩn bị. Các bước di chuyển trong cầu lông. Phương pháp tập luyện.

Kỹ thuật phát cầu trái tay. Kỹ thuật phát cầu thuận tay. Phương pháp tập luyện.

Kỹ thuật đánh cầu cao tay bên phải, bên trái. Kỹ thuật đập cầu.

Kỹ thuật bỏ nhỏ. Kỹ thuật chặn cầu.

Kỹ thuật phòng thủ thấp tay bên trái.

1 3 1 1 6 6 8 6 8 8

Bài 7

Bài 8

Kỹ thuật phòng thủ thấp tay bên phải. Chiến thuật đánh đơn.

Chiến thuật đánh đôi.

Phương pháp trọng tài và thi đấu cầu lông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6

6

Tổng cộng 6 54

* Chương trình môn đá cầu:

Chương trình môn đá cầu cho sinh viên Trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội gồm loại học phần lý thuyết và thực hành (60 tiết).

Đây là môn học tự chọn đối với tất cả sinh viên nhằm trang bị về kiến thức, kỹ năng và luật đá cầu cho sinh viên.

Phân bổ thời gian: Kỳ 4, kỳ 5. Lên lớp lý thuyết: 06 tiết. Lên lớp thực hành: 54 tiết.

Mục tiêu môn học:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về luật, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài môn đá cầu, những bước cơ bản của kỹ thuật động tác trong tập luyện và thi đấu.Từ đó vận dụng vào quá trình học tập, rèn luyện và thi đấu.

Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn đá cầu, các vấn đề về kỹ thuật, chiến thuật, về phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài môn đá cầu.

Kỹ năng: Thực hiện tốt một số kỹ - chiến thuật cơ bản của môn đá cầu, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài.

Thái độ: Nâng cao tính tự giác tích cực tập luyện TDTT, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách: Ý chí, nỗ lực, tinh thần dũng cảm…

Bảng 2.2: Nội dung chi tiết môn đá cầu.

TT NỘI DUNG Lý thuyết Thực hànhSỐ GIỜ Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Bài 7 Phần I. Lý thuyết. Sự hình thành, phát triển và ý nghĩa, tác dụng của tập luyện môn đá cầu.

Nguyên lý kỹ, chiến thuật cơ bản môn đá cầu. Luật đá cầu. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn đá cầu.

Phần II. Thực hành kỹ - chiến thuật, tập luyện cõ bản.

Phát triển thể lực chung và chuyên môn

Cách cầm cầu và các tư thế chuẩn bị. Các bước di chuyển trong đá cầu. Phương pháp tập luyện. Kỹ thuật tâng cầu: Tâng mu, lòng, má trong, má ngoài, tại chỗ và di chuyển.

Kỹ thuật đỡ cầu: Đỡ cầu bằng mu bàn chân, bằng đùi, má trong, má ngoài, ngực.

Kỹ thuật chuyền cầu: Chuyền cầu bằng mu bàn chân, má trong, đùi.

Kỹ thuật đỡ và chuyền cầu: Đỡ cầu bằng chân không thuận và chuyền cầu bằng chân thuận và ngược lại. Đỡ cầu bằng ngực và chuyền cầu bằng chân thuận.

Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện. Kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện. Kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình. Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình.

1 3 2 4 4 8 6 6 8 6

Bài 8

Bài 9

Phương pháp tập luyện.

Kỹ thuật đánh đầu: Đánh đầu chính diện, bên trái và bên phải.

Kỹ thuật phối hợp chuyền và đỡ cầu( phối hợp 2 người, 3 người)

Đấu tập.

Hoàn thiện kỹ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đấu tập và phương pháp trọng tài Kiểm tra

6

6

Tổng cộng 6 54

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 28 - 32)