Các loại câu hỏi trắc nghiệm [16, 18]

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 42 - 45)

3. Đỡ và chuyền cầu.( có người phục vụ)

3.1.2.Các loại câu hỏi trắc nghiệm [16, 18]

Trắc nghiệm được chia ra làm hai loại.

Trắc nghiệm tự luận.

Theo hai nhà học giả Mỹ là Quentin Stodola và Kalmer Stordahl, có thể hiểu trắc nghiệm tự luận là loại bài kiểm tra viết, bao gồm các câu hỏi cho phép có sự tự do tương đối nào đó để trả lời một vấn đề được đặt ra nhưng đông thời lại đòi hỏi học sinh phải nhớ lại hơn là nhận biết thông tin và phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của họ một cách chính xác và sáng sủa. Bài trắc nghiệm luận đề được chấm điểm một cách chủ quan, điểm số cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất.

Theo cách dùng hiện nay trắc nghiệm tự luận được chia ra 3 loại nhỏ là: Bài viết, tiểu luận và luận văn.

Trắc nghiệm tự luận được chia ra 2 loại theo câu hỏi: Câu mở và câu đóng. Câu mở: Là câu có phạm vi trả lời tương đối rộng và khái quát. Học sinh tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức nên có thể phát huy óc sáng kiến và suy luận. Tuy nhiên câu này khó chấm điểm và độ tin cậy thấp.

Câu đóng: Là câu đề cập tới nội dung tương đối hẹp nên đỡ mơ hồ đối với người chắc lời và người chấm. Loại câu này do câu trả lời ngắn nên cho phép tăng số lượng câu hỏi, chấm điểm dễ hơn, độ tin cậy cao hơn.

Trắc nghiệm khách quan.

Cũng theo hai nhà học giả Mỹ là Quentin Stodola và Kalmer Stordahl, có thể hiểu trắc nghiệm khách quan cũng là loại bài kiểm tra viết, nhưng hệ thống cho điểm không phụ thuộc vào chủ quan người chấm mà hoàn toàn khách quan. Thông thường, bài trắc nghiệm khách quan có nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi được cung cấp nhiều câu trả lời, trong đó có một câu trả lời đúng hoặc tốt nhất. Học sinh chỉ việc chọn và đánh dấu vào câu trả lời bằng một kí hiệu đơn giản. Cũng có loại yêu cầu học sinh phải điền thêm một vài từ hoặc con số do học sinh tự xác định. Bài trắc nghiệm được chấm bằng cách chấm số lần học sinh trả lời đúng. Do đó hệ thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm.

Trắc nghiệm khách quan được chia ra làm nhiều loại nhỏ nhưng trong đó có 4 loại thường dùng là: Nhiều lựa chọn, đúng – sai, ghép đôi và điền khuyết.

Những điểm giống và khác nhau giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

Những điểm giống nhau giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

Trắc nghiệm khách quan cũng như trắc nghiệm tự luận đều được dùng với mục đích đo lường thành quả học tập mà một bài kiểm tra có thể khảo sát được.Hai loại câu hỏi này đều có thể khuyến khích học sinh, sinh viên học tập nhằm đạt các mục đích, mục tiêu dạy học. Giá trị của câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm đều tùy thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng.

Những điểm khác nhau giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

Mọi phương pháp kiểm tra đánh giá đều không phải là vạn năng, phương pháp kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm cũng không phải là một ngoại lệ. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định thể hiện qua bảng so sánh sau:

Bảng 3.1: Ưu, nhược điểm của TNKQ và TNTL. Công dụng

Đo lường các mục tiêu, nhất là các mục tiêu ở mức hiểu, vận dụng, đánh giá tốt hơn. Đo lường khả năng diễn đạt, lập luận, phân tích, tổng hợp đánh giá, …tốt hơn.

Việc ra đề dễ dàng hơn, ít tốn công ra đề. Đề thi phủ kín nội dung môn học.

Việc chấm điểm nhanh chóng hơn.

Độ tin cậy cao hơn, ít may rủi do trúng tủ, trật tủ. Ít tốn công chấm bài.

Áp dụng được công nghệ mới trong chấm thi.

Dấu (+) để chỉ ưu thế thuộc về phương án đó.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 42 - 45)