Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan.[16, 18]

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 51 - 53)

3. Đỡ và chuyền cầu.( có người phục vụ)

3.1.6.Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan.[16, 18]

Để đánh giá câu trắc nghiệm khách quan là việc làm cần thiết cho người soạn thảo.Khi xây dựng bài trắc nghiệm khách quan phải gồm các câu hỏi đạt được hai yếu tố là độ khó thích hợp và độ phân biệt cao.

* Độ khó của một câu hỏi trắc nghiệm (K).

Khi nói đến độ khó, ta phải xem xét câu trắc nghiệm khách quan là khó đối với đối tượng nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng cho phù hợp, người ta có thể xác định độ khó như nhau:

Chia mẫu học sinh thành 3 nhóm làm bài kiểm tra.

Nhóm cao (H): Gồm 25% - 27% số học sinh có điểm cao nhất của bài kiểm tra.

Nhóm thấp (L): Gồm 25% - 27% số học sinh có điểm thấp nhất của kì kiểm tra.

Nhóm trung bình (M): 46% - 50% số học sinh còn lại, không phụ thuộc vào hai nhóm trên.

Khi đó hệ số về độ khó (K) của câu hỏi được tính như sau:

K= N

LN N

NH + M + M % %

NH: Là số sinh viên thuộc nhóm giỏi chọn câu đúng. N: Là số sinh viên thuộc nhóm kém chọn câu hỏi đúng.

N: Là số sinh viên thuộc nhóm trung bình chọn câu hỏi đúng. N: Là tổng số sinh viên thuộc nhóm giỏi hoặc nhóm kém.

*Thang phân loại độ khó được quy ước như sau: K càng lớn thì câu hỏi càng dễ.

0≤ K≤ 0,2: Là câu hỏi rất khó. 0,2 ≤ K ≤ 0,4: Là câu hỏi khó. 0,4 ≤ K ≤0,6: Là câu hỏi trung bình. 0,6 ≤ K ≤0,8: Là câu hỏi dễ.

0,8 ≤ K ≤1: Là câu hỏi rất dễ.

Trong kiểm tra đánh giá nếu câu trắc nghiệm có độ khó: K từ 25% - 75%: Dùng bình thường

K từ 10% - 25% và 75% - 90%: Cẩn trọng khi dùng (nếu để tuyển sinh, nên thêm một số câu có K từ 10% - 25% và nếu chỉ đánh giá đạt hay không đạtcó thể dùng một số câu có K từ 75% - 90%)

K < 10% và K > 90%: Không nên dùng.

* Độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm (P).

Khi ra một câu hoặc một bài trắc nghiệm cho một nhóm học sinh nào đó, người ta muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khác nhau như: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, …Câu trắc nghiệm khách quan thực hiện khả năng đó, gọi là có độ phân biệt.

Muốn cho câu hỏi có độ phân biệt thì phản ứng của nhóm học sinh giỏi và nhóm học sinh kém đối với câu hỏi đó hiển nhiên phải khác nhau. Thực hiện phép thống kê, người ta tính được độ tin cậy phân biệt P theo công thức:

P= n N NHL

NH: Là số sinh viên thuộc nhóm giỏi chọn câu hỏi đúng. NL: Là số sinh viên thuộc nhóm kém chọn câu hỏi đúng. n: Là tổng số sinh viên thuộc nhóm giỏi hoặc nhóm kém. Thang phân biệt độ khó được quy ước như sau:

Tỉ lệ học sinh nhóm giỏi và nhóm kém làm đúng như nhau thì độ phân biệt bằng 0.

Tỉ lệ học sinh giỏi làm đúng nhiều hơn nhóm kém thì độ phân biệt là dương.( độ phân biệt dương nằm trong khoảng từ 0 – 1).

Tỉ lệ nhóm học sinh giỏi làm đúng ít hơn nhóm kém thì độ phân biệt là âm. Cụ thể như sau:

0 ≤ P ≤ 0,2: Độ phân biệt rất thấp. 0,2 ≤ P ≤ 0,4: Độ phân biệt thấp.

0,4 ≤ P ≤ 0,6: Độ phân biệt trung bình. 0,6 ≤ P ≤ 0,8: Độ phân biệt cao.

0,8 ≤ P ≤ 1: Độ phân biệt rất cao. Những câu có P > 0,32: Dùng được.

Những câu có P từ 0,22 – 0,31: Nên thận trọng khi dùng. Những câu có P < 0,22: Không dùng được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy những câu hỏi thỏa mãn tiêu chuẩn về độ khó và độ phân biệt sau đây thì được xếp vào các câu hỏi hay.

Độ khó: K 0,4 ≤ K ≤ 0,6

Độ phân biệt: P từ 0,5 ≤ P ≤ 0,7

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 51 - 53)