3. Đỡ và chuyền cầu.( có người phục vụ)
3.1.3. Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng.[16, 18]
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Loại câu điền khuyết: Là loại câu gồm một mệnh đề hoặc một đoạn
gồm nhiều mệnh đề…mà trong đó có một số chỗ trống đòi hỏi học sinh phải điền vào đó một từ, cụm từ, dấu hiệu, kí hiệu…thích hợp. Các từ, cụm từ, dấu hiệu, kí hiệu này có thể được cho trước.
Ưu điểm: Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy sáng kiến của bản thân. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm câu trả lời.Từ đó giúp học sinh luyện trí nhớ khi học.Loại câu này dễ soạn hơn loại câu nhiều lựa chọn.
Nhược điểm: khi soạn thảo câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn các câu từ trong giáo trình.Phạm vi kiểm tra loại câu hỏi này
thường chỉ giới hạn vào các chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu nhiều lựa chọn.
Loại câu đúng sai: Là loại gồm một câu phát biểu và hai câu trả lời
(một câu đúng, một trả lời sai), yêu cầu thí sinh phải chọn một trong hai câu trả lời đó.
Ưu điểm: Là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm kết thúc về những sự kiện, vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm.
Nhược điểm: Học sinh có thể đoán mò, vì vậy có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể không thỏa mãn khi buộc phải chọn đúng hay sai, hoặc có thể có những trường hợp ngoại lệ chứ không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai.
Loại câu ghép đôi: Là loại đặc biệt của câu nhiều lựa chọn, gồm hai
dãy thông tin có thể có số lượng không bằng nhau. Một dãy là danh mục gồm các tên hay thuật ngữ và một dãy là danh mục gồm các định nghĩa hay đặc điểm… Nhiệm vụ của thí sinh là ghép từng thông tin ở hai dãy thành một cặp thích hợp.
Ưu điểm: Dễ viết, dễ dùng, có thể dùng để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
Nhược điểm: Không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn câu hỏi này để đo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu.Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (còn gọi là câu đa phương
án): Đây là loại câu thông dụng nhất, gồm hai phần: Phần câu dẫn và phần lựa chọn. Phần lựa chọn gồm nhiều câu trả lời (thường là 4 hoặc 5 câu, trong đó
chỉ có một câu trả lời đúng gọi là câu chọn, các câu còn lại gọi là câu nhiễu).Thí sinh sẽ phải tìm chọn câu trả lời đúng.
Ưu điểm: Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau như:
Xác định đối tượng nhân quả. Nhận biết các điều sai lầm.
Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau. Định nghĩa các thành ngữ.
Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật. Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật.
Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên.
Tính giá trị tốt hơn: Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao nhờ tính chất có thể dùng đo các mức tư duy khác nhau. Một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời sẵn để chọn, người ta có thể đo được khả năng nhớ và áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hóa… rất hữu hiệu.
Tính chất khách quan khi chấm bài.Điểm của bài trắc nghiệm không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ của người chấm bài.
Nhược điểm: Loại câu này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.
Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn.
Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể đo được khả năng phán đoán và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm loại câu hỏi tự luận trắc nghiệm soạn kỹ.
Tốn kém giấy mực khi in loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
Loại câu hỏi này có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn.