0
Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 85 -90 )

c. Phương pháp tiến hành kiểm tra.

3.3.3. Kết quả thực nghiệm.

Thông thường dùng câu hỏi trắc nghiệm có độ khó K từ 25% - 75%. K từ 10% - 25% và 75% - 90% cẩn thận trong khi dùng (nếu để tuyển sinh, nên thêm một số câu có K từ 10% - 25% và nếu chỉ đánh giá đạt hay không đạt có thể dùng một số câu có K từ 75% - 90%). Qua kết quả bảng trên về đánh giá độ khó các câu hỏi trắc nghiệm phần lớn có độ khó K từ 25% - 75%. Vì vậy ta thấy bài trắc nghiệm có giá trị và độ tin cậy.

Như đã trình bày độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm ở phần tổng quan: Những câu có P > 0,32 dùng được. Những câu có P từ 0,22 – 0,31 nên thận trọng khi dùng. Những câu có p < 0,22 không dùng được. Qua bảng trên ta thấy được phần lớn các câu hỏi có độ phân biệt (P > 0,32) và có hai câu có độ phân biệt lớn hơn (P > 0,22). Vì vậy chứng tỏ độ phân biệt trong bài kiểm tra có thể chấp nhận được.

Các câu hỏi được lựa chọn trong hệ thống câu hỏi đã xây dựng để đưa vào làm đề kiểm tra có độ khó trung bình chiếm 50%, khó 25%, dễ 15%, rất khó 5% và rất dễ 5%. Câu khó dùng để phân loại mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên. Các câu trung bình và dễ nhằm mục đích kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức cơ bản của các em trong quá trình học. Các câu hỏi có độ khó cao (rất khó) và các câu hỏi có độ khó thấp (rất dễ) sẽ được chúng tôi điều chỉnh cho phù hợp hơn với đối tượng.

Từ bảng 3.2 và 3.3 ta có độ khó K= 0,50 và độ phân biệt P= 0,53 và

P= 0,54 thuộc mức độ trung bình. Bởi các câu hỏi chủ yếu với mục đích kiểm tra mức độ tiếp thu các kiến thức cơ bản của môn học. Vì mục đích chính của đề tài là bước đầu thực nghiệm xây dựng và ứng dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá kiến thức môn tự chọn trong chương trình

giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội là chủ yếu.

* So sánh kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết bằng trắc nghiệm khách quan.

Mức độ khó dễ và độ phân biệt của 20 câu hỏi trắc nghiệm môn cầu lông được khái quát ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.1.

Bảng 3.5: Đánh giá độ khó dễ và độ phân biệt của các câu hỏi bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn cầu lông.

Số TT Ðộ khó dễ Ðộ phân biệt Mức độ N % Mức độ n % 1 Rất dễ 1 5 Thấp 4 20 2 Dễ 3 15 Trung bình 8 40 3 Trung bình 10 50 Cao 7 35 4 Khó 5 25 Rất cao 1 5 5 Rất khó 1 5 Tổng 20 100 Tổng 20 100

Độ khó dễ và độ phân biệt của các câu hỏi bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn cầu lông được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Độ khó dễ và độ phân biệt của các câu hỏi bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn cầu lông.

Bảng 3.6: So sánh kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn cầu lông.

Kiểm tra Ðiểm A Ðiểm B Ðiểm C Ðiểm D Ðiểm F

Thực hành 7 73 57 15 3 155

Lý thuyết 4 31 65 37 18 155

So sánh X

2 0,8 17 0,5 9,3 10,7

Kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn cầu lông đuợc minh họa ở biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn cầu lông K11 (n = 155 = 100%)

Mức độ khó dễ và độ phân biệt của 20 câu hỏi trắc nghiệm môn đá cầu được khái quát ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.3.

Bảng 3.7: Đánh giá độ khó dễ và độ phân biệt của các câu hỏi bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn đá cầu.

Số TT Ðộ khó dễ Ðộ phân biệt Mức độ N % Mức độ n % 1 Rất dễ 1 5 Thấp 4 20 2 Dễ 3 15 Trung bình 7 35 3 Trung bình 11 55 Cao 8 40 4 Khó 4 20 Rất cao 1 5 5 Rất khó 1 5 Tổng 20 100 Tổng 20 100

Biểu đồ 3.3: Độ khó dễ và độ phân biệt của các câu hỏi bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn đá cầu.

Bảng 3.8: So sánh kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn đá cầu.

Kiểm tra Ðiểm A Ðiểm B Ðiểm C Ðiểm D Ðiểm F

Thực hành 7 72 58 15 3 155

Lý thuyết 4 31 67 35 18 155

P >0,05 <0,001 >0,05 <0,01 <0,01

Những số liệu ở bảng 3.5 và 3.7 cho thấy kiểm tra thực hành và lý thuyết cùng trên một khóa học (K11) chỉ có tương đồng ở điểm A và điểm C, nhưng ở mức điểm B thì kiểm tra thực hành lại tỏ ra hơn hẳn (P <0,001). Còn ở mức điểm D và điểm F thì kiểm tra lý thuyết lại chiếm số đông khá rõ rệt với P < 0,01. Điều đó chứng tỏ kiểm tra lý thuyết với kiểm tra thực hành còn kém ở điểm B (loại khá), điểm C (trung bình) và điểm F(kém).

Kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn cầu lông đuợc minh họa ở biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 3.4: Kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn đá cầu K11 (n = 155 = 100%)

Qua biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.4 kết quả thu được cho thấy mức độ tiếp thu kiến thức lý luận môn học của các em là chưa cao chủ yếu là ở mức trung bình, chưa có sự nâng cao. Các em chỉ tập trung vào phần kỹ năng sao cho tốt. Bên cạch việc học tốt về mặt kỹ năng môn học thì việc am hiểu sâu rộng về mặt lý luận của môn học cũng rất cần thiết, hai mặt này cần được quan tâm song song với nhau. Vì kiến thức môn học là cơ sở lý luận và cơ sở khoa học để thực hiện tốt kỹ năng, ngược lại kỹ năng phản ánh tính khoa học và thực tiễn của kiến thức. Bên cạnh đó, mục tiêu của môn học là hoàn thiện cả về mặt kỹ năng và mặt kiến thức lý luận. Cho nên để phát triển toàn diện và học tốt môn cầu lông, môn đá cầu thì cần coi trọng và cần học tốt về tất cả các mặt.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 85 -90 )

×