Nguyên nhân của thực trạng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 37 - 41)

3. Đỡ và chuyền cầu.( có người phục vụ)

2.2.3.Nguyên nhân của thực trạng.

Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đã phân tích và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng đó như sau.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp ý kiến của sinh viên về hình thức thi kết thúc học phần môn tự chọn. Nội dung Sinh viên K10 (n=52) Sinh viên K11 (n=155) So sánh Số lượng % Số lượng % x2 P Thi lý thuyết 4 7,69% 12 7,74% 0,07 >0,0 5 Thi thực hành 39 75% 115 74,19% Thi lý thuyết và thực hành 9 17,30% 28 18,06% ∑ 52 100 155 100

Kết quả ở bảng 2.4 chứng tỏ ý kiến về hình thức thi kết thúc học phần môn cầu lông của sinh viên hai khóa cơ bản là tương đồng. Sinh viên đa phần vẫn coi trọng thi thực hành (với sinh viên K10 chiếm 75% và sinh viên K11 là 74,19%) còn thi lý thuyết hoặc kết hợp cả hai, ý kiến sinh viên còn rất hãn hữu. Tình hình đó có thể minh họa ở biểu đồ 2.1

Thực trạng các em coi trọng thực hành hơn coi trọng lý thuyết, suy cho cùng là do sự quy định phiến diện lâu nay của chương trình, chứ không xuất phát từ sinh viên.

Qua bảng 2.4 còn cho thấy phần lớn trong suy nghĩ của đa số sinh viên còn coi kiến thức lý thuyết môn học là phụ, là không cần thiết cho nên ý thức tự giác học tập, nghiên cứu kiến thức lý luận của môn học còn thấp và đôi khi không quan tâm đến. Các giờ học thực hành được các em hăng hái tập luyện và mong muốn được thi hơn, do vậy đã ảnh hưởng tới chất lượng môn học dẫn tới hiệu quả của môn học bị ảnh hưởng. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp tính tích cực của quá trình dạy học, giáo viên giảng dạy không có nhiều cải tiến về nội dung và phương pháp. Chính vì vậy nó dẫn đến chất lượng của môn học chưa đạt được kết quả cao nhất.

Cầu lông và đá cầu là môn học được nhiều sinh viên hứng thú trong quá trình học, tuy nhiên còn một số em không yêu thích môn học, các em chỉ học theo kiểu bắt buộc, học để cho hết môn, hết chương trình, học để cho qua là xong. Vì vậy nên đối với các em hứng thú tham gia học tập sẽ đạt được kết quả học tập tốt, còn ngược lại đối với các em không hứng thú học, các em học trong tình trạng ép buộc thì không đạt được kết quả cao.

b. Nguyên nhân về sức khỏe: Đối với sinh viên trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội thì đa phần các em có sức khỏe ở mức trung bình, do đặc thù ngành nghề nên các em ít vận động, sức khỏe không được nâng cao dẫn đến học tập các môn thể thao không đạt được hiệu quả. Đặc biệt là môn cầu lông và đá cầu đòi hỏi có sức khỏe dẻo dai, thể trạng tốt, đòi hỏi sự khéo léo linh hoạt nên trong quá trình học các em không đáp ứng được yêu cầu đưa ra dẫn đến kết quả học tập chưa cao.

c. Thực trạng về mục đích kiểm tra đánh giá môn cầu lông và đá cầu:

nói chung, chương trình chủ yếu đi sâu vào phần kiểm tra kỹ năng nhiều hơn, còn về kiến thức lý luận, khoa học của môn học tuy đã có sự quan tâm song chưa nhiều. Thực tiễn cho thấy kiến thức lý luận và kỹ năng là hai mặt có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Kiến thức của môn học giúp thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và hoàn thiện kỹ năng vận động, kỹ năng thực hành tốt, chứng minh tính khoa học của kiến thức.

d. Điều kiện tập luyện, học tập không được đảm bảo: Điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện chưa đáp ứng được yêu cầu học tập và tâp luyện. Các em không có điều kiện ngoại khóa.

Từ nguyên nhân trên cho thấy, để đảm bảo tốt mục tiêu chương trình của môn học đòi hỏi trong giảng dạy cũng như trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần phải đánh giá cả về mặt kỹ năng và cả về mặt kiến thức môn học, kỹ năng và kiến thức môn học phải đi song song nhau, không nên chỉ coi trọng về mặt kỹ năng còn bỏ ngỏ về mặt nhận thức. Do vậy việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá mục tiêu kiến thức môn học là rất phù hợp nhằm đảm bảo tính toàn diện trong mục tiêu của chương trình môn học.

Như vậy trong công tác kiểm tra đánh giá cần phải đánh giá một cách toàn diện hai mặt là cả mặt kỹ năng thực hành và mặt lý luận của môn học. Để làm được điều đó cần thường xuyên đổi mới và nâng cao hơn công tác kiểm tra và thi cử cho sinh viên, theo hướng kết hợp hai mặt lý luận và thực hành.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 37 - 41)