Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan.[16, 18]

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 53 - 57)

3. Đỡ và chuyền cầu.( có người phục vụ)

3.1.7. Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan.[16, 18]

Đánh giá một bài trắc nghiệm sẽ giúp chúng ta thay đổi độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm thông qua việc thay đổi và bổ sung câu hỏi.

Độ tin cậy.

Trắc nghiệm là một phép đo lường để biết được năng lực của đối tượng được đo. Tính chính xác của phép đo lường này rất quan trong. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm. Toán học thống kê có nhiều phương pháp để tính độ tin cậy của một bài trắc nghiệm hoặc dựa vào sự ổn định của kết quả trắc nghiệm

giữa hai lần đo cùng một nhóm đối tượng hoặc dựa vào sự tương quan giữa kết quả của các bộ phận tương đương nhau trong một bài trắc nghiệm. Một bài trắc nghiệm khách quan có thể chấp nhận nếu nó thỏa đáng về nội dung và độ tin cậy 0,60 ≤ R ≤ 1,00.

Bài trắc nghiệm khách quan tin cậy để sử dụng kiểm tra đánh giá gồm những câu hỏi tương đối đạt tiêu chuẩn dựa vào những đặc điểm sau:

X= N fi

∑Trong đó: X là số câu hỏi. Trong đó: X là số câu hỏi.

N là số học sinh tham gia kiểm tra.

i

f là số học sinh trả lời đúng câu hỏi thứ i.

Trung bình cộng số câu trả lời đúng phải vào khoảng X/2. Phương sai của của bài trắc nghiệm khách quan:

Phương sai có công thức:

δ = N

X Xi )2

( − ∑

Trong đó: X là trung bình cộng số câu đúng.

Xi là số câu trả lời đúng của học sinh thứ i. N là số học sinh tham gia kiểm tra.

Độ lệch chuẩn của bài trắc nghiệm khách quan: Độ lệch chuẩn có công thức: δ = δ2

Độ lệch chuẩn cho người ta biết mức độ khác nhau trong điểm số của một nhóm học sinh.

Như vậy, một bài trắc nghiệm khách quan hay là bài phải có giá trị, tức là nó đo được cái cần đo, định đo, muốn đo.

Bài trắc nghiệm khách quan phải có độ tin cậy, một bài trắc nghiệm khách quan hay nhưng có độ tin cậy thấp thì cũng không có ích.

Một bài trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy cao nhưng vẫn có thể có giá trị thấp, vì thế một bài trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy thấp thì không có độ giá trị cao.

Để đánh giá độ tin cậy thì cần chú ý đến sai số đo lường chuẩn, số học sinh tham gia làm bài kiểm tra và đặc điểm thống kê của bài trắc nghiệm khách quan.

Độ giá trị.

Độ giá trị của một bài trắc nghiệm khách quan: Một bài khách quan được coi là có giá trị nội dung khi các câu hỏi trong bài là một mẫu tiêu biểu của tổng thể các kiến thức, kỹ năng, mục tiêu dạy học. Mức độ giá trị được ước lượng bằng cách so sánh nội dung của bài trắc nghiệm với nội dung của chương trình học. Điều này được thể hiện trong quá trình xác định mục tiêu kiểm tra và bảng đặc trưng để phân bố câu hỏi, lựa chọn câu hỏi.

Yêu cầu quan trọng nhất của bài trắc nghiệm với tư cách là một phép đo lường trong giáo dục là nó đo được cái cần đo. Phép đo bởi bài trắc nghiệm đạt được mục tiêu, đó là là phép đo có giá trị. Độ giá trị của bài trắc nghiệm là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm. Để bài trắc nghiệm có độ giá trị cao, cần xạc định tỉ mỉ mục tiêu cần đưa ra qua bài trắc nghiệm và phải bám sát mục tiêu đó trong quá trinh xây dựng các bài toán trắc nghiệm. Để đảm bảo tính giá trị của bài kiểm tra cần phải quan tâm đến tính toàn diện của nó tức là cả về số lượng và chất lượng.

Trong quá trình kiểm tra đánh giá tuyệt đối không được đánh giá phiến diện, riêng lẻ từng mặt một.

Theo Ebel độ giá trị chia làm hai loại.

Loại 1: Bao gồm các loại chia độ giá trị trên sự phán xét chuyên môn hay phân tích một cách chặt chẽ về mặt logic, bao gồm: Độ giá trị quyết định, độ giá trị nội dung, độ giá trị chương trình…

Độ giá tri nội dung được quan tâm nhất trong lĩnh vực dạy học, môn học khi câu hỏi của một bài trắc nghiệm bao trùm thỏa đáng nội dung môn học thì bài trắc nghiệm đó gọi là độ giá trị về nội dung. Các trắc nghiệm kết quả học tập ở lớp thường được đánh giá một cách tốt nhất trên cơ sở độ giá trị về nội dung.

Loại 2: Được suy ra hay dựa trên phân tích bằng những chứng thực hay thông kê số học, bao độ giá trị thực nghiệm, tiên đoán, nhân tố, cấu trúc… Loại này khi tính toán độ giá trị phải có hai phép đo và phải phân tích các hệ số tương quan hai phép đo này.

Phương pháp xác định giá trị của nội dung. Nếu như xác định một số loại độ giá trị đòi hỏi phải xử lý bằng số liệu thống kê thì xác định độ giá trị nội dung được tiến hành chủ yếu bằng phân tích logic để xác định một bài trắc nghiệm có độ giá trị về nội dung hay không khi phân tích tỉ mỉ về nội dung bài trắc nghiệm phải chỉ ra các câu hỏi là những phép đo có giá trị về môn học hay hành vi đang được đánh giá, phản ánh được mục tiêu môn học. Độ giá trị là khái niệm về định tính hơn là định lượng. Vì vậy xác định độ giá trị về nội dung cần phải được thảo luận trong điều kiện môn học cụ thể. Đánh giá độ giá trị của nội dung cần phải dựa trên sự phán đoán, suy xét cụ thể về mục tiêu của môn học.

Mối quan hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị.

Độ giá trị đòi hỏi phải có độ tin cậy: Để có giá trị, một bài trắc nghiệm phải tương đối tin cậy. Nếu một bài trắc nghiệm quá kém chính xác thì điểm của nó không thể có giá trị. Một bài trắc nghiệm từ ngữ quá ngắn đến nỗi

điểm số của nó không tin cậy được thì rõ ràng nó không thể tiên đoán với một mức độ chấp nhận được về thành công trong học tập mà bài trắc nghiệm này muốn dự báo.

Độ tin cậy không cần đảm bảo cho độ giá trị: Trong bài trắc nghiệm có độ tin cậy hoàn hảo nhưng có thể có độ giá trị thấp hoặc không có giá trị gì cả. Bài trắc nghiệm có thể chứng tỏ độ tin cậy cao, cung cấp các phép đo ổn định về sự thể hiện của học sinh, đặc biệt trong bài trắc nghiệm dài, tuy nhiên độ giá trị tiên đoán của bài trắc nghiệm có thể rất thấp. Làm nhanh không có nghĩa là thành công trong kỹ thuật.

Độ giá trị và độ tin cậy có liên quan đến nhau: Độ giá trị liên quan tới mục đích của sự đo lường, con độ tin cậy liên quan tới sự vững chãi của điểm số. Độ giá trị phản ánh mức độ mà bài trắc nghiệm đo được cái mà nó định đo. Vì vậy, một bài trắc nghiệm muốn có giá trị phải có độ tin cậy, nhưng ngược lại một bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao chưa hẳn đã có giá trị cao.

Tóm lại: Một bài trắc nghiệm khách quan tốt là:

Bài trắc nghiệm khách quan đó phải có giá trị tức là nó đo được những cái cần đo, định đo, muốn đo.

Bài trắc nghiệm khách quan phải có độ tin cậy. Một bài trắc nghiệm khách quan tốt nhưng có độ tin cậy thấp thì cũng không có ích, một bài trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy cao nhưng vẫn có thể có giá trị thấp, như vậy một bài trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy thấp thì không thể có giá trị cao.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w