Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 42 - 47)

Công ty may Quốc tế Việt – Pan Pacfic có bộ máy hết sức gọn nhẹ. Cuối năm 2012, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là hơn 3000 người. Tổng giám đốc là người Hàn Quốc điều hành chung mọi hoạt động của công ty. Nhân viên thuộc khối lao động gián tiếp ( cán bộ quản lý, phòng kế toán tài chính,

phòng nhân sự, phòng xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh….) có hơn 200 người, trong đó có một số chuyên gia là người Hàn Quốc phụ trách những mảng kỹ thuật và thực hiện giám sát sản xuất. Đây là các chuyên gia công ty mẹ cử sang nhằm giúp đỡ công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ các phòng ban

( Nguồn: Phòng nhân sự công ty Viet Pan Pacific)

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

a) Ban Giám đốc

- Tổng Giám đốc: nắm quyền cao nhất, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng chiến lựợc phát triển của Công ty nhằm sử dụng nguồn vốn, nguồn nhân lực, vật lực đạt hiệu quả cao nhất.

- Giám đốc bộ phận A:

Giám sát điều hành hoạt động của khối văn phòng, khối phân xưởng.

Xây dựng chiến lược phát triển của công ty nhằm sử dụng có hiệu quả, bảo đảm nguồn vốn hiện có.

TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN A GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN B

KHỐI VĂN PHÒNG KHỐI P. XƯỞNG

P.NHÂN SỰ P.X.N.KHẨU XƯỞNG MAY P.KẾ TOÁN P.KỸ THUẬT KHO NVL BẢO VỆ PHÂN XƯỞNG P.KINH DOANH

- Giám đốc bộ phận B: Giám sát điều hành mọi hoạt động sản xuất hàng may mặc.

b) Phòng Nhân sự:

- Tham mưu cho tổng giám đốc về tổ chức sản xuất quản lý lao động, nhân sự phù hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại.

- Lập và thực hiện kế hoạch lao động, đào tạo, nâng cấp và tuyển dụng các loại lao động phù hợp với tổ chức sản xuất.

- Thưc hiện các chính sách đối với người lao động, các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội, bảo hộ lao động.

c) Phòng Kế toán

- Tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực kế toán và tài chính thực hiện các chế độ tài chính của Nhà nước quy định như nộp Ngân sách các khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế vốn…

- Trực tiếp quản lý vốn các loại, các nguồn phục vụ cho sản xuất kinh doanh

- Tổ chức theo dõi hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

d) Phòng Xuất nhập khẩu

- Tham mưu cho tổng giám đốc các dự án phát triển với các đối tác nước ngoài, các kế hoạch thực hiện hợp đồng có hiệu quả.

- Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như làm thủ tục hải quan, thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu, thủ tục thanh toán tiền hàng với khách nước ngoài, giao dịch vận chuyển, hải quan thuế…

- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc kế hoạch sản xuất, tiến độ giao hàng. - Cân đối nguyên phụ liệu để đảm bảo phục vụ tốt cho tiến độ sản xuất. - Tổng hợp thống kê báo cáo thực hiện kế hoạch các mặt hàng của toàn bộ công ty lên cấp trên và công ty mẹ.

-Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định các định mức kỹ thuật.

-Nắm bắt và phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình sản xuất để hoàn thiện chất lượng quy cách của sản phẩm.

-Thiết kế mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.

f) Phòng Kinh doanh

-Quản lý các hợp đồng mua nguyên vật liệu với chi phí hợp lý.

-Giao dịch, xúc tiến việc ký kết các hợp đồng kinh doanh mặt hàng này đồng thời đôn đốc tiến độ thực hiện công việc.

-Giao dich, xúc tiến các hợp đồng may mặc, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

-Quản lý việc giao nhận hàng đến các đại lý, các chủ hàng.

-Tham mưu cho tổng giám đốc các hợp đồng kinh doanh có lợi nhuận cho công ty.

-Tìm kiếm các thị trường mới và mở rộng thị trường.

g) Xưởng may

- Bao gồm các bộ phận cắt, bộ phận may, bộ phận giáp nối hoàn thiện sản phẩm.

h) Kho

- Quản lý, bảo vệ các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình gia công hàng xuất khẩu.

- Các sản phẩm sản xuất chưa bán được và bị trả về.

- Kiểm kê định kỳ, theo dõi số lượng tồn kho để lập kế hoạch cho việc dự trữ nguyên phụ liệu cần thiết cho sản xuất.

- Kiểm kê định kỳ, để có kế hoạch thanh lý hàng tồn kho.

i) Bảo vệ

- Tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, kiểm tra con người và hàng hóa ra vào Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)