a) Đối với thị trường nước ngoài
Mỗi thị trường có những đặc điểm riêng khác nhau, công ty không thể sử dụng một chiến lược phát triển cho tất cả các thị trường, mà đối với mỗi thị trường công ty nên tiến hành khai thác thế mạnh của mình một cách hợp lí nhất theo đặc điểm riêng của thị trường đó.
Nghiên cứu thị trường nước ngoài gắn liền với việc xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu vật tư thiết bị. Phòng thị trường xuất nhập khẩu sẽ cử các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ để theo dõi các thị trường nước ngoài: Thị trường Châu á, thị trường Đông Nam á, thị trường Tây Âu, thị trường Đông Âu, và các thị trường mới như thị trường Trung Á hay thị trường Bắc Mỹ. Mặt khác Công ty cũng cần duy trì và tạo những mối quan hệ công tác với các cơ quan thương mại ở trong nước như Bộ thương mại, Phòng thương mại và công
nghệ Việt Nam, Trung tâm tư vấn, đồng thời tạo các mối quan hệ với các cá nhân và các cơ quan thương mại của nước ta ở nước ngoài. Thông qua các cá nhân và các cơ quan thương mại đó các cán bộ của Công ty sẽ có những thông tin hữu ích để phục vụ công tác nghiên cứu thị trường.
Trước đây Công ty vẫn duy trì làm hàng gia công xuất khẩu, Công ty chỉ ký hợp đồng làm gia công theo mẫu mã và nguyên phụ liệu của khách hàng gửi sang nên công ty chưa chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường. Hiện nay, Công ty đã tự chủ trong việc tìm kiếm khách hàng, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, có đủ những thông tin cần thiết về giá cả và mẫu mã về các loại sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường đó, từ đó công ty sẽ đề ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, phòng nghiên cứu thị trường còn phải đưa ra các mẫu mã, kích cỡ, kiểu dáng, giá cả hợp lí cho từng thị trường để chào hàng cho các thị trường mới cũng như các thị trường quen thuộc. Vì Công ty chưa đủ khả năng để mở văn phòng đại diện ở các nước trên thế giới, nên vấn đề chào hàng, uỷ nhiệm chào hàng cùng chiết khấu hoa hồng là điều cần thiết để mở rộng thị trường. Chỉ những cán bộ chuyên trách và những mối quan hệ mật thiết được tạo dựng giữa phòng thị trường của Công ty với các cá nhân và các tổ chức thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài mới thực hiện được nhiệm vụ này.
b) Đối với thị trường nội địa
Một trong những tồn tại trong công tác tiêu thụ của Công ty may Quốc tế Viet Pan Pacific là chưa thực sự coi trọng thị trường trong nước. Chính vì vậy việc ra đời phòng thời trang và kinh doanh nội địa chậm, các cán bộ phòng kinh doanh nội địa còn ít kinh nghiệm và ít kiến thức trong nghiên cứu thị trường.
Để công tác thu nhập thông tin, điều tra nghiên cứu thị trường đạt được kết quả mong muốn, Công ty cần chia thị trường nội địa thành các các vùng địa lý như: Vùng đồng bằng, miền núi, thành phố, nông thôn. Đối với vùng núi, vùng nông thôn, các cán bộ của phòng nghiên cứu thị trường (kinh doanh nội
địa) cần nắm vừng mức sống và mức thu nhập của mỗi người dân cũng như những trang phục để đưa ra những ý kiến về kiểu dáng, mẫu mã mầu sắc, giá cả phù hợp với mức sống của những người dân vùng này. Đối với vùng đồng bằng, thành phố nhu cầu mặc đẹp của người dân cao hơn. Dựa trên những thông tin thu thập được phòng nghiên cứu thị trường sẽ đề xuất, kiến nghị để sản xuất các chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Một số phương pháp thu nhập thông tin có thể tiến hành ngay mà kinh phí không cần lớn lắm như:
- Thu nhập thông tin về thị trường, khách hàng thông qua các đại lý bán hàng của Công ty. Công ty cần có hình thức theo dõi thống kê chủng loại, mẫu mã, mầu sắc, kích cỡ, loại hàng đã tiêu thụ theo từng mã, từng tháng ở các khu vực khác nhau để định hướng tiêu thụ sản phẩm theo từng mùa, từng tháng ở các khu vực đó.
- Thu thập thông tin về các loại hàng đã và đang bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp khác trên thị trường, xác định giá, chất lượng sản phẩm cùng loại, nắm được phương thức tiêu thụ các loại hàng đó.
- Thu thập thông tin về phương thức bán hàng, hình thức phục vụ khách hàng của các điểm bán hàng có số lượng lớn.
- Nghiên cứu chất lượng, giá cả hàng ngoại nhập đang tiêu thụ trên thị trường, tìm mặt mạnh mặt yếu của mặt hàng đó.
- Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng, lấy ý kiến của khách hàng, đề xuất những biện pháp khắc phục khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Dựa trên những thông tin trong quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường kết hợp với những thông tin thu thập được ở các khách hàng, phòng nghiên cứu thị trường sẽ xác định được mẫu mã, chủng loại hàng tiêu thụ nhiều, hàng chậm tiêu thụ theo từng mùa, từng vụ, qua đó đề xuất phương hướng chiến lược sản phẩm theo từng giai đoạn, từng mùa, từng vụ ở các khu vực khác nhau từ đó đưa ra chủng loại hàng hoá, giá cả phù hợp với thị trường nhằm đẩy nhanh công tác tiêu thụ và sản xuất hàng hoá.